Câu chuyện kể về Majdi Masourd

24/11/2015 09:33 GMT+7

Nghèo đói, dân trí thấp, bất công, kỳ thị? Yếu tố nào đã đẩy giới trẻ đầy hoài bão và sức sống thành những jihadist (tạm dịch: chiến binh thánh chiến Hồi giáo) ôm bom liều chết, chống lại giá trị văn minh nhân loại?

Nghèo đói, dân trí thấp, bất công, kỳ thị? Yếu tố nào đã đẩy giới trẻ đầy hoài bão và sức sống thành những jihadist (tạm dịch: chiến binh thánh chiến Hồi giáo) ôm bom liều chết, chống lại giá trị văn minh nhân loại?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thanh niên các nước châu Âu và các châu lục khác gia nhập vào đội quan thánh chiến Hồi giáo - Ảnh ReutersCó nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thanh niên các nước châu Âu và các châu lục khác gia nhập vào đội quan thánh chiến Hồi giáo - Ảnh Reuters
Khuôn khổ một bài báo không đủ để trả lời thấu đáo câu hỏi này.
Bài viết dưới đây kể lại câu chuyện thật do tôi may mắn gặp Thu, một phụ nữ Việt lấy chồng Hồi giáo đang sinh sống tại Berlin, một ngày sau vụ tấn công khủng bố tại Paris.
Thu kể lại câu chuyện của Majdi Masourd, một thanh niên 22 tuổi, cháu chồng chị.
Majdi sinh ra và lớn lên ở Đức, đi học trường Đức.
Mẹ của anh rất hiện đại, thoải mái. Mẹ thương anh nhất nhà. Anh như ông vua nhỏ đòi gì được nấy.
Có lẽ được nuông chiều quá mức nên Majdi không nghe lời ai và không thích sống theo quy tắc. Chính vì vậy anh học rất kém, thầy cô không thích anh và anh không có bạn.
Năm 17 tuổi, Majdi quen một nhóm người, họ luôn thân thiện, vui vẻ với anh. Họ gọi nhau là 'người anh em' và cùng nhau đi lễ hằng ngày. Từ đó, Majdi trùm khăn cầu nguyện ngày 3 lần, không cho mẹ mua thịt ở cửa hàng của người Đức.
Ngoài các lí do nghèo đói, bất công xã hội, kì thị tôn giáo hay phân biệt chủng tộc thì sự phát triển lệch lạc về thể chất và tinh thần cũng có thể dẫn giới trẻ phương Tây đến bế tắc mục đích và lí tưởng sống. Trong hoàn cảnh đó, các tư tưởng cực đoan, bệnh hoạn rất dễ kích động giới trẻ lạc lối tới khủng bố mà họ lầm tưởng là hi sinh cao cả cho nhân loại, vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Anh bắt đầu để râu quai nón, ghét người Đức, ghét đất nước mình đang sống, coi thường phụ nữ, không bao giờ bắt tay phụ nữ, không chịu làm bất cứ việc gì vì ở đâu cũng dính thịt lợn, hay đồ uống có cồn. Ban ngày Majdi ngủ còn tối đi gặp những ‘người anh em’.”
- Quá trình này diễn ra trong bao lâu?
- Nhanh lắm anh ạ, chỉ vài tháng, Majdi như biến thành một người khác.
Điều xấu nhất là họ, các nhà truyền giáo làm cho tâm hồn anh khô lạnh, mất đi sự đồng cảm với người khác, không buồn với nỗi đau của người khác, không vui với niềm vui của bất cứ ai. Nhu cầu của tuổi trẻ là học hành, là vui chơi, là có bạn gái, là đi nhảy đầm, đi lễ hội thì Majdi cho đó là thú vui hủ bại của phương Tây đồi trụy. Ngay cả khi đi du lịch, anh cũng nhốt mình trong phòng vì lí do trên. Anh muốn lấy vợ, là phụ nữ trùm khăn và phục tùng chồng…
- Chị nghĩ Majdi hiện giờ đã trở thành một jihadist chưa?
- Tôi không biết, và cũng không dám tò mò để biết. Đó là chuyện tuyệt mật của Majdi với tổ chức (nếu có cái gọi là ‘tổ chức’). Có lần chồng tôi hỏi Majdi là nếu người ta muốn anh đến nơi nào đó để chiến đấu thì anh nghĩ sao? Anh trả lời là anh sẽ đi vì đấng Allah. Chồng tôi nghe xong im bặt.
Sau này chồng tôi nói với tôi là lúc đó chỉ muốn tát cho anh một bạt tai thật đau để anh tỉnh ra, nhưng mặt khác chồng tôi đau nhói trong tim và muốn khóc vì anh đã đi quá xa.
Họ đã thành công trong việc tẩy não Majdi. Anh đã đóng chặt tất cả cánh cửa cuộc đời mình. Anh trở thành người sùng đạo cực đoan.
- Bố mẹ Majdi không có biện pháp nào can thiệp sao?
- Mẹ Majdi có phản đối nhưng anh đã trên 17 tuổi, hơn nữa, bà ấy vẫn giữ thói quen nuông chiều anh thái quá, nên anh bỏ ngoài tai những lời phản đối yếu ớt của bà. Thực ra, đến giờ mẹ vẫn chưa thấy nguy cơ lớn từ anh. Bố ủng hộ anh theo đạo nhưng không nhìn ra anh cực đoan vì ông không ở gần anh, ông đã li dị mẹ anh, đang có cuộc sống riêng và không quan tâm đến anh. Bố dượng anh tuy có lo lắng mắng mỏ anh nhưng mẹ anh lại ngăn cản ông, để bảo vệ anh.
Các nhà truyền đạo, những người anh em của Majdi đã tâng bốc cái tôi-yếu-đuối của anh thành cái tôi-mạnh-mẽ. Chỉ có họ mới làm cho anh cảm thấy anh là người mạnh mẽ, tự khẳng định được mình. Bởi lẽ đó, họ nói gì anh cũng nghe và tin đến cuồng tín.
Bây giờ mặt Majdi lạnh băng, anh thành người trơ như đá. Anh không còn cảm xúc với cuộc sống, không thèm tranh cãi về đức tin. Đầu anh đóng băng hoàn toàn với niềm tin tuyệt đối.
- Có bao giờ chị nghe Majdi nói về những nạn nhân vô tội bỏ mạng vì khủng bố…
- Majdi không cho họ là nạn nhân mà với niềm tin cuồng tín đóng băng trong đầu, anh vui mừng cho rằng họ đã được quyền chết để sớm diện kiến đấng Allah. Anh luôn nghĩ những người này nên vui mừng vì được giải thoát!
Majdi đẹp trai lắm, rất lịch sự nhưng sao lại tự xây trái núi cao chắn trước cuộc đời mình – Chị Thu lắc đầu tiếc nuối và thương cảm Majdi, một thanh niên đang tuổi tràn đầy sức trẻ.
Câu chuyện kể về Majdi cho chúng ta thấy, ngoài các lí do nghèo đói, bất công xã hội, kì thị tôn giáo hay phân biệt chủng tộc thì sự phát triển lệch lạc về thể chất và tinh thần cũng có thể dẫn giới trẻ phương Tây đến bế tắc mục đích và lí tưởng sống. Trong hoàn cảnh đó, các tư tưởng cực đoan, bệnh hoạn rất dễ kích động giới trẻ lạc lối tới khủng bố mà họ lầm tưởng là hi sinh cao cả cho nhân loại, vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.