• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Chị em cẩn thận nhiễm độc chì!

25/10/2016 03:32 GMT+7

Tình trạng nhiễm chì một phần là do ô nhiễm chì có trong không khí, trong nước uống và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.

Bài: Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

 

Thỉnh thoảng tại phòng cấp cứu của các bệnh viện tiếp nhận những chị em trong khoảng 25 - 55 tuổi đau bụng dữ dội, rên la, quằn quại, gồng người, nôn mửa… Khi bác sỹ đến khám bệnh, nhìn thấy hàm răng đặc biệt của bệnh nhân có những đường viền màu xám ở chân răng thì có thể kết luận bệnh nhân bị đau bụng chì. Cơn đau bụng chì thường xảy ra nhiều ở những trường hợp nhiễm độc chì mạn tính hơn là cấp tính, với cơn đau bụng điển hình: người bệnh đau bụng dữ dội, lăn lộn, có khi co cứng bụng, đau toàn bụng nhiều nhất ở vùng rốn. Cơn đau kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày, kèm theo táo bón lâu ngày khiến bệnh nhân rất khó chịu. Triệu chứng báo trước của cơn đau bụng chì là tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, nhức đầu, táo bón.

 

uong-sua-ba-bau-bi-tieu-chay-dau-bung-buon-non-medonthan net-3

 

Ảnh hưởng xấu từ nhiễm độc chì

Khi hàm lượng chì trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép (>39ppm), nồng độ chì trong máu vượt quá 0,8 ppm thì chì gây hại cho con người:

- Gây tổn thương hệ thần kinh và não: chì tập trung ở chất xám của não và tủy sống, phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên, làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động, làm viêm nhiều dây thần kinh, không gây đau, chủ yếu là các dây thần kinh vận động 2 cánh tay, điển hình là các dây thần kinh duỗi các ngón, làm các ngón tay khó duỗi ra được.

- Chì kìm hãm phản ứng oxy hóa glucoze: để tạo ra năng lượng cho cơ thể.

- Chì gây thiếu máu: ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, giảm lượng hồng cầu.

- Trên thận: gây tổn thương thận, gây tiểu máu vi thể, tiểu đạm; đôi khi tăng huyết áp, tăng acid uric máu.

- Trên hệ nội tiết: chì làm giảm chức năng tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, ở trẻ em còn bị giảm tiết nội tiết tố tăng trưởng.

- Trên xương: chì làm giảm yếu tố tạo xương osteocalcin, gây mất cân bằng các tế bào xương, giảm chiều cao ở trẻ bị ngộ độc chì.

- Hệ sinh sản: chì làm giảm chức năng sinh sản cả nam và nữ, giảm tình dục, giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm tinh trùng, thay đổi hình thái và tính di chuyển của tinh trùng. Làm thai chậm phát triển, dễ sẩy thai sinh non, giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh, dị tật ở trẻ sinh ra như hở hàm ếch, u máu, u limpho, thần kinh chậm phát triển.

- Ngoài ra khi nồng độ chì trong máu cao sẽ gây phù não, phá hủy tế bào não, biểu hiện là co giật, hôn mê sau đó là tử vong. Nếu sống sót cũng để lại di chứng nặng nề.

 

stomach-ache-stock-today-150730-tease 18b72c4cbc06a1d8776576e1cbf3ac6f

 

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán đau bụng chì không khó, thầy thuốc phải loại trừ các bệnh ngoại khoa cần mổ cấp cứu, có trên người bệnh nhiễm độc chì như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm màng bụng, viêm tụy cấp, chửa ngoài tử cung vỡ… để tránh một cuộc phẫu thuật không cần thiết. Để làm được điều này, thầy thuốc phải khám bệnh nhiều lần, tỉ mỉ, và phối hợp với các xét nghiệm máu, siêu âm, CT…Một khi đã chẩn đoán đúng là nhiễm độc chì, bước tiếp theo là điều trị. Có các thuốc giải độc như edetat calci disodic, dimercaprol, penicilamin. Nếu có suy thận thì tiến hành thẩm phân màng bụng, lọc máu.

 

xet-nghiem-mau

Khám sức khỏe định kì để tìm triệu chứng nhiễm độc chì.

 

Các nguồn chì gây độc cho con người

- Trong các vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày như: đồ chơi trẻ em (các thứ có màu sắc sặc sỡ như bóng bay màu đỏ, nhựa màu đỏ, đồ chơi có pin…), đồ sứ vẽ màu đỏ, đồ nhựa có màu đỏ, pin, ắc-quy chì, đạn chì, ống nước bằng chì ở nhà cổ, cầu chì trong nhà, đồ trang sức phụ nữ như: bút kẻ mắt, son môi đỏ tươi loại rẻ tiền, thuốc nhuộm tóc, kính chống nắng…

- Trong một số thuốc khoáng vật Đông y như Hồng đơn, Mật đà tăng (Lithargyrum), Duyên phấn (Cerusitum), Hồng đơn thường được các lang y chế thành thuốc bôi ngoài chữa tưa lưỡi, nhiệt miệng gọi là “thuốc cam dùng ngoài”.

- Khai thác và chế biến quặng chì: chì có trong đất và nước ở các vùng có mỏ chì - thiếc đã và đang khai thác, có nơi hàm lượng chì trong đất và nước cao gấp 2 - 3 lần ngưỡng cho phép.

- Xí nghiệp sản xuất các loại bột chì làm phẩm màu.

- Các công ty sản xuất sành và gốm thủ công nghiệp.

- Thợ cạo sơn, thợ sơn các loại sơn, véc ni có gốc là chất chì.

- Thợ sản xuất, thợ sửa chữa bình ắc-quy.

- Công nhân xăng dầu: trước đây xăng được pha thêm chì để giảm tiếng ồn nên bồn chứa xăng pha chì và khói của động cơ chứa rất nhiều chì, nay nhiều nước đã cấm dùng xăng pha chì. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách xuyên da, do bụi chì hay hơi chì được hít vào; qua đường tiêu hóa như cầm đồ ăn bằng tay dính chì.

 

1469hinh-nen-hai-qua-bong-bay-mau-do-de-thuong

 

bao-duong-ac-quy-xe 6829

Bóng bay màu đỏ, ắc-quy chì, đạn chì... là nguồn chì gây ngộ độc cho con người.

 

Phòng ngừa nhiễm độc chì

Những người thường xuyên tiếp xúc với chì (thợ mỏ khai thác chì, thợ sản xuất vật dụng chứa chì như ắc-quy chì, nấu đúc chì, sản xuất sơn, hàn chì...), người sống trong khu vực có mỏ chì đang khai thác, trong các làng nghề thu gom tái chế phế liệu có chì, những người bán các vật dụng, đồ chơi chứa chì, thuốc hoặc hóa chất chứa chì, người dùng thuốc nhuộm tóc, bút chì kẻ lông mày, son môi loại rẻ tiền, cần hạn chế đưa chì vào cơ thể bằng cách: khi tiếp xúc trực tiếp với chì phải mang đồ bảo hộ lao động. Sau khi làm việc phải rửa sạch tay chân và lỗ mũi, không cho trẻ chơi với đồ chơi có màu đỏ nhất là các đồ bằng nhựa, cao su không có nguồn gốc rõ ràng.

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa chì.

- Những khâu làm việc có bốc hơi chì hay khói chì phải được thông thoáng tốt.

- Thường xuyên quét dọn bụi chì.

- Không được để công nhân làm việc tiếp xúc với chì lâu năm.

- Khám sức khỏe định kỳ để tìm triệu chứng nhiễm độc chì: những người tiếp xúc với chì trực tiếp hàng ngày: 6 tháng là phải đi xét nghiệm 1 lần nồng độ chì trong máu.

- Những người có bệnh da mạn tính không được làm việc, tiếp xúc với chì.

 

Loại bỏ chì ra khỏi cơ thể

Bằng cách dùng thường xuyên các thức ăn, thức uống sau sẽ giúp loại bỏ chì ra khỏi cơ thể.

- Tỏi giã nát, để 15 - 20 phút, rồi thêm nước mắm để làm nước chấm, là thứ giải độc các chất kim loại nặng trong đó có chì. Với lượng 5g tép tỏi cho một người ăn.

- Thức ăn nhiều sắt như tiết động vật đã nấu chín, thịt bò nấu chín, mộc nhĩ đen…

- Thức ăn nhiều vitamin C: cam, quýt, chanh, bưởi, ổi chín.

- Nước chè xanh uống hàng ngày.Để phòng chống ngộ độc chì trong cộng đồng, đề nghị cơ quan chức năng tăng cường thông tin cảnh báo về độc tính của chì, các nghề dễ nhiễm chì, các vật dụng thường dùng và đồ chơi trẻ em chứa chì… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác quản lý hành nghề chế biến, tái chế chì. Đưa các cơ sở chế biến, tái chế chì ra xa khu dân cư và thực hiện tốt quy chuẩn bảo vệ môi trường.

 

14 120137

Nước chè xanh uống hàng ngày, thức ăn nhiều vitamin C... giúp loại bỏ chì ra khỏi cơ thể. 

 

Bạn cần biết
Nhiễm độc chì là một cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Song nhiều người chủ quan khi chưa nhìn thấy hậu quả từ việc này, tức là khi cơ thể chưa phát bệnh, nên trì hoãn chữa trị, hoặc bỏ dở điều trị. Thực tế, thải được nồng độ chì trong cơ thể không đơn giản, càng để lâu, càng nguy hại cho sức khỏe. Chi phí để tẩy độc chì hiện khá cao, khoảng 240 triệu đồng/ca với gần 20 lần điều trị trong 2 năm liền. Chỉ riêng xét nghiệm kiểm tra độc chì đã phải chi phí khoảng 10 triệu đồng/người.
Top
Top