Chưa cần để ý đến thời điểm công bố cũng có thể thấy cả cách xử lẫn phán xử của tòa án đều có tác động từ chính trị. Trong bối cảnh hiện tại ở Nga và quan hệ giữa nước này với phương Tây thì khoản bồi thường 50 tỉ USD gây thêm khó khăn cho Nga. Nó lớn bằng 1/10 tổng dự trữ ngoại tệ của Moscow. Phương Tây lại đang nỗ lực cô lập, trừng phạt Nga về chính trị và kinh tế. Dù vô tình hay chủ ý thì tòa án quốc tế cũng đã trợ giúp đắc lực cho phương Tây trong mục tiêu gây khó khăn cho Nga.
Vụ xét xử không phải là chuyện thuần túy pháp lý mà mang tính chính trị ngay từ đầu. Sao có thể minh bạch và công bằng khi tòa chỉ nghe bên nguyên mà không hề cho bên bị trình bày quan điểm. Tập đoàn Yukos phá sản và rồi giải thể theo luật của Nga như vô vàn tập đoàn hay công ty khác trên thế giới mà đâu có thấy tòa đứng ra bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư kia.
Mấu chốt vấn đề ở chỗ tòa án nhìn nhận sự phá sản của Yukos là kết quả của việc tập đoàn này bị quốc hữu hóa. Vì thế, cả việc xét xử lẫn phán quyết bị chi phối bởi chính trị hơn là pháp lý. Đặt chủ ý thiên lệch ngay từ đầu của tòa án vào bối cảnh hiện tại thì lại càng thấy tính chính trị trong chuyện pháp lý, nhất là khi vụ kiện tụng này kéo dài đã hơn 10 năm.
La Phù
>> Con gái ông Putin rời Hà Lan vì áp lực vụ MH17?
>> Công sứ Hà Lan tại Nga bị tấn công
Bình luận (0)