'Choáng' với dự thảo Luật Trẻ em

17/11/2015 09:57 GMT+7

Thấy nhiều đại biểu Quốc hội đăng đàn bức xúc về dự thảo Luật Trẻ em , báo chí và dư luận sôi nổi góp ý, tôi cũng tò mò tìm đọc. Đọc xong, 'choáng toàn tập'.

Thấy nhiều đại biểu Quốc hội đăng đàn bức xúc về dự thảo Luật Trẻ em, báo chí và dư luận sôi nổi góp ý, tôi cũng tò mò tìm đọc. Đọc xong, 'choáng toàn tập'.

Theo dự thảo Luật Trẻ em, những đứa trẻ ngây thơ thế này sẽ phải tự có trách nhiệm với bản thân, phải góp phần xây dựng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Tổ quốc; đoàn kết, hợp tác với bạn bè quốc tế... -Ảnh minh họa: Minh Hoàng Theo dự thảo Luật Trẻ em, những đứa trẻ ngây thơ thế này sẽ phải tự có trách nhiệm với bản thân, phải góp phần xây dựng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Tổ quốc; đoàn kết, hợp tác với bạn bè quốc tế... -Ảnh minh họa: Minh Hoàng
Dự thảo Luật Trẻ em có 97 điều, 6 chương, dài hơn 40 trang nhằm thay thế Luật Bảo vệ - Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em được ban hành năm 2004 gồm 57 điều, 5 chương, dài chừng 20 trang. So về số lượng điều, chương và độ dày thì dự thảo Luật Trẻ em đều hơn hẳn, chỉ có tên gọi là ngắn hơn.
Do thay đổi tên gọi, nên bản chất luật cũng hoàn toàn thay đổi. Luật Bảo vệ - Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em là của người lớn dành cho trẻ em, thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình với trẻ em. Còn dự thảo Luật Trẻ em thì trái lại, dành cho trẻ em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Điều ngạc nhiên là luật cho người lớn lại ngắn và dễ hiểu hơn luật dành cho trẻ em mấy lần. Làm luật cho trẻ em nhưng cả tư duy và ngôn ngữ đều của người lớn, thậm chí hơn cả người lớn.
Có lẽ đây là căn bệnh phổ biến của các nhà làm luật hiện nay. Không chỉ khó hiểu, đánh đố nhau mà còn thiếu tính khả thi và lạc hậu khi chưa kịp ban hành. Nếu các nhà làm luật rời phòng lạnh, tiếp cận đối tượng, cả người phụ trách, giáo viên và thiếu nhi thì đã không có dự thảo trời ơi như vậy. Thậm chí, chỉ cần trải nghiệm với con cháu trong nhà hoặc hàng xóm thì nội dung đã khác hẳn.
Văn phong luật mà dài dòng, câu cú lủng củng, sai cả thuật ngữ và ngữ pháp. Dùng nhiều từ định tính thay vì định lượng; rất khó thực hiện. Các từ “gần - hơn - cần - tạo điều kiện - tốt nhất - ưu tiên…” được sử dụng như các nghị quyết của hội đoàn hơn là luật quốc gia. Sự nhầm lẫn khó hiểu là từ “bổn phận” thuộc phạm trù đạo đức, được lặp đi lặp lại, thay vì phải dùng từ “nghĩa vụ”.
Nếu các em có quyền “Tham gia xây dựng pháp luật” thì dự thảo luật này chủ yếu phải xin ý kiến của các em. Thậm chí, các em được quyền bác bỏ. Nhưng than ôi, nếu có được hỏi ý kiến về những điều khoản trong dự luật này, chắc chắn các em sẽ phải ngơ ngác như ở trên mây, kể cả học sinh phổ thông trung học, chứ đừng nói là tiểu học hay mẫu giáo nhà trẻ.
Ngay điều 1, dự thảo xác định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi”. Nghĩa là từ lúc lọt lòng mẹ đã có luật riêng cho mình. Theo hiểu biết của tôi, luật trẻ em các nước giản đơn và có qui định độ tuổi cụ thể từ 1 – 5 tuổi, 6 – 15 tuổi, dưới 18 gọi là vị thành niên. Không nước nào gộp chung một cục như vậy.
Tôi đố các vị soạn dự thảo, vị nào đọc xong dự thảo luật mà hiểu và nhớ được các nội dung căn bản trong luật thì phải nói là “siêu tiến sĩ”. Có điều khoản rất khó hiểu như “Sao nhãng trẻ em” (điều 5); hay nghiêm cấm “Sử dụng, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia đánh bạc” (điều 7). Luật như vậy, có thể suy diễn chỉ cấm tham gia đánh bạc? Đáng lẽ phải viết “các hành vi pháp luật nghiêm cấm” là đủ.
Nhiều điều vừa liệt kê chi tiết, nhưng vẫn không đủ; sau đó lại khái quát, rất thừa. Các quyền trẻ em rất mênh mông như “Giữ gìn bản sắc” (điều 19),“Bí mật đời tư” (điều 20), “Tự do tín ngưỡng và tôn giáo” (điều 33), “Tiếp cận thông tin”(điều 34), “Kết bạn và lập hội” (điều 36)…
Phần bổn phận cũng ngút ngàn như “Có tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế”, “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (điều 41); “Tham gia xây dựng pháp luật” (điều 68)… Tôi không dám dẫn chứng tiếp, sợ bạn đọc ngất xỉu.
Cố đọc xong dự thảo mới biết đại biểu quốc hội cũng khổ sở chừng nào. Kỳ họp nào cũng phải thông qua hàng tá luật. Mới chỉ một luật đã “bó tay chấm com”. Dự thảo Luật Trẻ em phải được gọi đúng tên là dự thảo luật “Những ông bà cụ non”. Lâu nay làm gì có hội của trẻ em, chỉ có của người lớn dành cho trẻ em.
Nếu các em có quyền “Tham gia xây dựng pháp luật” thì dự thảo luật này chủ yếu phải xin ý kiến của các em. Thậm chí, các em được quyền bác bỏ. Nhưng than ôi, nếu có được hỏi ý kiến về những điều khoản trong dự luật này, chắc chắn các em sẽ phải ngơ ngác như ở trên mây, kể cả học sinh phổ thông trung học, chứ đừng nói là tiểu học hay mẫu giáo nhà trẻ.
Nếu dự thảo luật là của người lớn dành cho trẻ em như luật trước đây thì phải viết lại, chỉ cần 1/3 độ dài là quá đủ. Những nội dung cụ thể và hợp lý của luật cũ cần được kế thừa và phát huy. Luật chỉ cần qui định những đặc thù của lứa tuổi. Những quyền công dân khác, đã có trong hiến pháp và các luật khác thì không cần lặp lại.
Nếu là luật của trẻ em thì phải viết lại toàn bộ. Các em phải được chủ động tham gia từ đầu. Từ câu cú, nội dung phải thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, súc tích mà đầy đủ; cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ, tùy theo độ tuổi chứ không thể gộp chung từ sơ sinh đến 18 tuổi.
Nếu dự luật này mà được thông qua, không chỉ phải “lập khoa sản trong các bệnh viện nhi” (như Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, TP.HCM nói) mà có khi phải lập cả Quốc hội, Chính phủ với đầy đủ ban ngành như một nhà nước của trẻ em mới may ra đảm đương nổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.