TNO

Chống tham nhũng: Bài toán dễ mà... khó

16/09/2014 14:30 GMT+7

(Tin Nóng) Đề toán: Lương một viên chức, quan chức - chi tiêu = tài sản. Nếu tài sản thực có vượt quá xa kết quả bài toán, hỏi có tham nhũng không? Một đề bài tưởng chừng dễ như bài toán “chuồng gà” lớp hai vừa gây tranh cãi, ấy thế mà cũng lại khó, thậm chí có khả năng “không thể giải” như đề toán “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”...

(Tin Nóng) Đề toán: Lương một viên chức, quan chức - chi tiêu = tài sản. Nếu tài sản thực có vượt quá xa kết quả bài toán, hỏi có tham nhũng không? Một đề bài tưởng chừng dễ như bài toán “chuồng gà” lớp hai vừa gây tranh cãi, ấy thế mà cũng lại khó, thậm chí có khả năng “không thể giải” như đề toán “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”...


Thiếu tướng Trần Đăng Yến: “Nếu năm nào mà cũng có những vụ tham nhũng lớn như Dương Chí Dũng ở Vinalines hay Công ty cho thuê tài chính 2 thì tôi nghĩ đất nước này không biết sẽ đi về đâu” - Ảnh: Thái Sơn

Tình hình tham nhũng của năm ngoái có lẽ đã ở mức “kinh khủng” đến mức Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phát biểu: “Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì!”. Thế nhưng, tại phiên họp toàn thể đánh giá về phòng chống tham nhũng năm 2014 diễn ra hôm qua 15.9.2014, báo cáo của của Uỷ ban phòng chống tham nhũng là tình hình tham nhũng “tương đối ổn định”.

Trong khi ông Đỗ Văn Đương, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng cảm nhận rằng “dư luận cho thấy rằng tình hình tham nhũng vẫn rất nghiêm trọng” (Thanh Niên 16.9).

Đã khó phát hiện, nhưng cả khi phát hiện vẫn... khó xử lý. Theo phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, qua thanh tra, kiểm toán, phát hiện rất nhiều sai phạm với hàng ngàn hecta đất, hàng ngàn tỉ đồng nhưng chỉ dừng lại ở xử lý hành chính, xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, chuyển sang cơ quan điều tra rất ít, thu hồi tài sản qua các công tác này cũng rất thấp.

Ông Quyền cũng nhận định biện pháp kê khai tài sản - thu nhập không có tác dụng gì nhiều, vì gần một triệu người thuộc diện kê khai tài sản chỉ có... 5 người phải xác minh, một người bị kỷ luật vì kê khai không trung thực!

Phó tổng Thanh tra chính phủ Trần Đức Lượng cho rằng quản lý tài sản, thu nhập của toàn xã hội và đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn là rất khó khăn, và “người ta rất dễ tẩu tán tài sản, nếu một người tham nhũng rồi đẩy tài sản cho con cái đã thành niên thì cũng rất khó kiểm soát”.


Dương Chí Dũng (ảnh nhỏ) trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty hàng hải VN (Vinalines) gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng - Ảnh: Diệp Đức Minh

Điều đó có nghĩa bài toán phòng chống tham nhũng rất khó giải! Thế nhưng việc nhà nước, xã hội “sắm” ra các ban ngành hữu trách phòng chống tham nhũng là để giải những bài toán khó đó. Lấy ví dụ như với câu hỏi “Vì sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều đến thế?” mà Chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt ra, thì câu trả lời có thể khá đơn giản là: “Giám định” lại các trung tâm giám định đã xác nhận tâm thần cho tham nhũng!    

Ai cũng biết phòng chống tham nhũng là một việc khó khăn đến mức nào, như chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đang diễn ra tại Trung Quốc. Vấn đề có lẽ là cái quyết tâm chống tham nhũng có đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn ấy không mà thôi...

Đoàn Đạt

>> Câu chuyện giáo dục: Từ gà đến cừu...
>> Tố cáo tham nhũng có thể được thưởng đến 5 tỉ đồng
>> Kon Tum: Hỗ trợ 500 ngàn đến 10 triệu đồng cho người báo tin về tham nhũng
>> Tham nhũng, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường lãnh án 4 năm tù
>> Hải Phòng: Uống rượu tiết gà, thề chống tham nhũng
>> Tham nhũng gây thiệt hại cho EU 162 tỉ USD/năm
>> Quảng Ngãi kỷ luật 62 đảng viên liên quan tham nhũng
>> 22 ngành tham nhũng nhất
>> Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan, xây dựng tham nhũng nhất
>> Có nên xử lý người tố cáo tham nhũng ?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.