Hà Nội kiên quyết xử lý sai phạm ở công trình 8B Lê Trực nhưng tiến độ chậm là do công nghệ phá dỡ hạn chế và phải giãn tiến độ vào dịp bầu cử Quốc hội.
Ông Nguyễn Đức Chung trả lời tại phiên tiếp xúc cử tri sáng 6.8
Ảnh Ngọc Thắng
Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sáng nay (6.8) tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình của đoàn ĐBQH Hà Nội.
Cuộc tiếp xúc cử tri có sự tham gia của Tổng bí thư Ban chấp hành T.Ư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Trả lời câu hỏi của cử tri về liên quan đến công trình 8B Lê Trực chậm bị xử lý, ông Nguyễn Đức Chung cho biết TP.Hà Nội cương quyết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phá dỡ các phần sai phạm của công trình này.
Theo ông Chung, khi tiến hành phá dỡ giai đoạn 1, đã có lộ trình thực hiện cụ thể. Tuy nhiên do công trình xây dựng kiên cố nên đơn vị phá dỡ với các phương tiện cũ đã không đảm bảo tiến độ. Do đó TP.Hà Nội chỉ đạo thay đơn vị phá dỡ là Công ty phương Bắc. Thành phố cho phép tuần tới ngăn dải phân cách ở đường Lê Trực để thực hiện công nghệ phá dỡ bằng nước, đảm bảo nhanh và an toàn hơn.
Một nguyên nhân khác của việc chậm tiến độ xử lý nhà 8B Lê Trực, theo ông Chung là do thời gian qua khi tiến hành chuẩn bị bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, UBND quận Ba Đình kiến nghị và được UBND TP.Hà Nội đồng ý giãn tiến độ cuối tháng 4 đầu tháng 5.2016. Sau khi bầu cử xong, cuối tháng 5 tiếp tục thi công.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã ra văn bản và phong tỏa tài khoản của Công ty cổ phần May Lê Trực (chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực - pv). "Công ty này sắp tới chắc chắn phải cắt tiền trả, còn trước mắt UBND TP.Hà Nội giao UBND quận Ba Đình tạm thời ứng tiền cho Công ty Phương Bắc phá dỡ. Toàn bộ chi phí phá dỡ và tiền lãi phát sinh, chủ đầu tư 8B Lê Trực phải chịu trách nhiệm”, ông Chung nói.
Ông Chung cho biết, Hà Nội đang rà soát tất cả các dự án của Công ty CP May Lê Trực (chủ đầu tư dự án - pv) làm ở Hà Nội. “Quan điểm của đồng chí Bí thư Thành ủy, Thường trực thành ủy và Ban cán sự đảng UBND TP.Hà Nội rất rõ rõ ràng. Tới đây sẽ không cho chủ đầu tư này tiếp tục đầu tư trên địa bàn thành phố nếu như không khắc phục vụ việc 8B Lê Trực”, ông Chung nói.
Hàng loạt cây xanh vừa được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội hồi đầu tháng 8.2015 đã bị bật gốc.
Công khai danh tính các công ty trồng cây ẩu ở Hà Nội
Trả lời câu hỏi của cử tri về việc sau cơn bão số 1 vừa qua nhiều số cây xanh bị đổ, lộ rõ việc trồng cây ẩu, nhiều gốc cây còn bọc nylon, dây buộc còn nguyên, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, những năm qua Hà Nội có chủ trương trồng mới và cải tạo cây xanh trên các tuyến phố, trong các khu đô thị.
Việc trồng cây được xã hội hóa, có kêu gọi nhiều nhà đầu tư trồng ở nhiều nơi khác nhau. Trong quá trình trồng cây, các chủ đầu tư đều làm dự án và trình Sở Xây dựng phê duyệt về các chủng loại, kích cỡ, khoảng cách cây… Tuy nhiên, trong và sau quá trình trồng cây, việc tổ chức giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc về quy cách, quy trình, chất lượng, do vậy trong mùa mưa bão năm 2015 và sau cơn bão số 1 vừa qua, trên một số tuyến đường như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh và một số tuyến đường khác ở Nam Từ Liêm và ngoại thành Hà Nội, một số cây bị đổ. Khi đổ thì bộc lộ gốc cây còn bọc nguyên nylon, buộc dây thép...
Hà Nội đã kiểm tra 24 công ty tham gia trồng cây xã hội hoá bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Từ 12.2015 đến nay, Hà Nội đã rà soát lại và hiện nay việc trồng mới kiểm soát cây xanh trên địa bàn Hà Nội chỉ giao cho một đơn vị là Công ty công viên cây xanh thực hiện cắt tỉa, trồng mới cây xanh trên địa bàn 12 quận.
“Thực tiễn tham khảo nhiều nước trong và ngoài khu vực, các đô thị chỉ giao một đầu mối chứ không giao nhiều sẽ khó kiểm soát. Tuần tới, UBND TP.Hà Nội sẽ công khai danh tính từng đơn vị, công ty trồng các cây bị bật gốc, có biểu hiện trồng ẩu, không đảm bảo chất lượng”, ông Chung nói.
Xây dựng tuyến đường ống sông Đà mới bằng công nghệ tiên tiến
Trả lời câu hỏi của cử tri liên quan đến đường nước sông Đà, ông Chung cho biết, vấn đề này, thời gian qua đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận nhưng hồ sơ sau đó được TAND trả lại. Vụ án do Viện Kiểm sát nhân tối cao ủy quyền Viện KSND TP.Hà Nội thực hiện thực hành quyền công tố và TAND Hà Nội sẽ xét xử thời gian tới.
Theo ông Chung, Hà Nội đã phối hợp Bộ Xây dựng kêu gọi đầu tư tuyến đường ống nước sông Đà. “Trong thời gian tới sẽ khởi công tuyến đường ống mới hoàn toàn, các tuyến đường đường ống sẽ được lựa chọn công nghệ tiên tiến từ các nước G-7. Hà Nội cũng sẽ tiến hành lắp song 2 - 3 ống để đảm bảo an toàn khi cung cấp nước sạch trong tương lai”, ông Chung nói.
Ông Vũ Hồng Thuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, thành phố đã gửi thông báo cho 9 doanh nghiệp 'xài chùa' hơn 28 ha đất vàng ở bãi biển Bãi Sau, đề nghị bàn giao mặt bằng trước ngày 31.5.
Tin tức thời tiết hôm nay, 26.5.2022, Bắc bộ, Tây nguyên và Nam bộ có mưa. Cảnh báo mưa lớn cục bộ, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Không chịu đựng được áp lực do nhóm đòi nợ liên tục “khủng bố” trong thời gian dài, một số giáo viên ở Nghệ An đã phải xin nghỉ dạy để “giải thoát” cho lãnh đạo trường và đồng nghiệp.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất bố trí vốn ngân sách địa phương để chi trả 50% (670 tỉ đồng) chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt 3 bị cáo nguyên là bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) T.Ư Quảng Nam tổng cộng 4 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội gian lận bảo hiểm y tế (BHYT).
Ngày 25.5, TAND tỉnh Bình Thuận đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng' đối với Trưởng văn phòng công chứng Phí Văn Thành và 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' đối với Hồ Thị Ngọc Yến.
Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT Tây Ninh xác minh, xử lý nghiêm vụ một Phó hiệu trưởng Trường THCS ở H.Bến Cầu bị tố cáo có hành vi sàm sỡ nữ sinh cấp 2, nếu có vi phạm.