Tân Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn (ảnh) bày tỏ quan điểm trên khi trả lời phỏng vấn bên hành lang kỳ họp QH sáng 29.7 xoay quanh nội dung tái cấu trúc ngân hàng (NH) và điều hành công cụ LS trong bối cảnh kiềm chế lạm phát là mục tiêu số 1.
Một trong số các kiến nghị mà Ủy ban Kinh tế của QH khóa XII vừa gửi tới QH là phải tái cấu trúc hệ thống NH theo hướng tăng cường vai trò độc lập của NHNN để tránh tình trạng các NH không đủ năng lực tài chính, quản trị vẫn tồn tại... Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề này?
Tái cơ cấu NH là yêu cầu hết sức lớn, phải đẩy nhanh hơn nữa, nhất là trong bối cảnh các tiêu chí an toàn trong hệ thống NH tài chính thế giới đã thay đổi, nâng cấp lên rồi, còn mình vẫn không theo kịp được chuẩn cũ của thế giới thì sẽ càng hết sức khó khăn.
Đúng là mình hiện nay có một số NH nhỏ, năng lực tài chính yếu và cả năng lực quản lý cũng yếu. Phải làm thế nào để quy luật phát triển của thị trường được tôn trọng, nghĩa là ông nào yếu quá thì quy luật phải đào thải.
Một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian gần đây là phải giảm LS để giảm bớt khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn cho DN. Yêu cầu này thậm chí đã được Thủ tướng đặt ra nhưng trên thực tế LS huy động lẫn cho vay vẫn cao ngất ngưởng. Theo ông thì đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều DN phá sản trong 6 tháng đầu năm?
Đúng là mong muốn của Chính phủ và có lẽ không phải chỉ của Chính phủ mà của nhiều người, các nhà kinh tế là làm thế nào để LS thấp, tạo điều kiện cho DN cạnh tranh tốt. Nhưng chính sách tiền tệ trước hết phải thực hiện mục tiêu là chống lạm phát. Trong điều kiện lạm phát đang như thế này thì phải tăng LS để thắt chặt chính sách tiền tệ. Bây giờ trong khi chờ LS giảm thì kinh tế vĩ mô phải ổn định. Đồng thời phải tăng cường quản lý giám sát hoạt động thị trường NH, quản lý hệ thống NH cho tốt. Ngay cả từng NH cũng phải quản lý chi phí của mình bởi nếu không thì giá thành và LS cũng sẽ cao.
Bảo Cầm (thực hiện)
Bình luận (0)