"Chúng tôi không muốn làm điều gì ảnh hưởng đến ngành dệt may VN"

20/04/2007 00:11 GMT+7

Đến Hà Nội vào hôm qua 19.4, sau khi có cuộc họp chớp nhoáng trong bữa ăn trưa với cộng đồng doanh nghiệp (DN) Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam, người đứng đầu bộ phận nhập khẩu của Bộ Thương mại Mỹ David Spooner đã lập tức họp báo trấn an các DN xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, ông David Spooner thông báo mục đích chuyến đi là để tìm hiểu và lắng nghe tiếng nói của DN dệt may Việt Nam, giải thích rõ ràng công khai về cơ chế Giám sát hàng dệt may từ Việt Nam của Hoa Kỳ. Ông Spooner cho biết: một trong những thông điệp quan trọng nhất mà phía Mỹ muốn gửi đến Việt Nam, đó là Mỹ không muốn Chương trình giám sát dệt may ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam, và quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam nói chung. Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định phía Mỹ rất muốn vấn đề này được giải quyết một cách tốt nhất, có lợi nhất cho cả hai phía. Ông Spooner tuyên bố: "Phía Mỹ cam kết sẽ công khai, minh bạch, cởi mở trong quá trình giám sát" và "tôi bảo đảm sẽ tiến hành rất công bằng theo luật thương mại Mỹ".

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc trong thực tế chương trình này đã triển khai thực hiện chưa, và chương trình này có khác gì với các trường hợp chống bán phá giá, ông Spooner cho biết, theo luật Mỹ thì sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Chương

Ông David Spooner cũng thông báo ngày 24.4 tới đây, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tổ chức một cuộc điều trần về Chương trình Giám sát hàng dệt may từ Việt Nam. Bộ Thương mại Mỹ sẽ lắng nghe toàn bộ các bên có liên quan, đặc biệt sẽ có sự tham gia của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS). Bộ Thương mại Mỹ cũng sẽ công khai các ý kiến, bình luận của các bên, và sẽ xem xét cân nhắc kỹ ý kiến của tất cả các bên.

trình giám sát hàng dệt may từ Việt Nam chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên phía Mỹ mới chỉ tiến hành phân tích các số liệu dễ dàng tìm thấy, ví dụ như đơn vị hàng xuất khẩu, số lượng hàng xuất khẩu, số liệu thống kê sản xuất ở trong nước.

So sánh với các trường hợp chống bán phá giá, ông Spooner cho rằng, đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Để điều tra việc bán phá giá, phía Mỹ phải xác định được hàng xuất khẩu của Việt Nam phân biệt về giá ở các thị trường khác nhau - thị trường này thì bán rẻ, thị trường kia thì bán đắt, và các nhà sản xuất của Mỹ bị tác hại bởi hàng nhập khẩu của Việt Nam. "Cho đến nay, chúng tôi chưa thực hiện sự phân tích này, và chưa có hành động chống bán phá giá nào, mong phía Việt Nam không hiểu nhầm đây là vấn đề liên quan đến bán phá giá", ông Spooner nói.

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ lạc quan rằng quan hệ thương mại của Mỹ với Việt Nam nay đã là thành viên WTO sẽ không bị ảnh hưởng, và với việc cơ chế này sẽ kết thúc vào năm 2008, mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp.

Xuân Danh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.