Đảng nào thắng và đảng nào thua thật ra chỉ ở cách nhìn nhận vì chính trường đã bị phân rẽ đến mức chẳng có đảng phái giành được đa số tuyệt đối để độc tôn cầm quyền. Vì đảng cực hữu liên minh với đảng của ông Rasmussen mất phiếu nặng còn những đảng cánh tả liên minh với đảng của bà Thorning-Schmidt thắng lớn nên Đan Mạch mới chứng kiến sự thay đổi chính phủ từ hữu - cực hữu sang trung - tả.
Điều thú vị nhất ở kết quả này là xứ sở nàng tiên cá sẽ có nữ thủ tướng đầu tiên là bà Thorning-Schmidt. Ngoài ra, thời kỳ nắm quyền của cánh hữu và cực hữu đã chấm dứt, con bài thù địch với người nước ngoài đã hết tác động chính trị. Đan Mạch từ một quốc gia có chính sách khắt khe nhất ở châu u đối với người nước ngoài sẽ trở nên ôn hòa hơn, hòa đồng hơn chứ không tiếp tục biệt lập về nhiều phương diện như lâu nay.
Chuyển biến này có lý do chính ở chỗ cử tri quan tâm đến thực trạng và tương lai kinh tế của đất nước nhiều hơn là vấn đề người nước ngoài. Hơn nữa, sau 10 năm cầm quyền, liên minh hữu - cực hữu đã trở nên xơ cứng trong tư duy chính sách, nghèo ý tưởng về phát triển đất nước và ngả về phía cực hữu quá xa. Tất cả những điều đó viết nên câu chuyện mới ở xứ sở của chuyện cổ tích.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)