Người đó có thể là cựu Ngoại trưởng Seiji Maehara, đương kim Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda hay Bộ trưởng Thương mại Banri Kaieda.
Ông Kan là thủ tướng thứ năm của Nhật chỉ trong vòng 5 năm qua, cầm quyền được 15 tháng và đã phải kế thừa những vấn đề khó khăn dồn tích từ rất nhiều năm về kinh tế, xã hội, tài chính. Một vài người tiền nhiệm của ông Kan cũng không thể trụ lâu vì không giải quyết được những vấn đề ấy. Trong thời gian ông Kan cầm quyền lại xảy ra thảm họa động đất/sóng thần và khủng hoảng hạt nhân. Với tình hình đó cùng “truyền thống” mất ổn định chính phủ, lại không được nội bộ đảng cầm quyền hậu thuẫn và phe đối lập luôn bất hợp tác, ông Kan dù nỗ lực đến mấy thì cũng lực bất tòng tâm. Vì thế, chuyện ông phải ra đi là điều không thể tránh khỏi.
Thay đổi chính phủ không có nghĩa là đảm bảo giải quyết được mọi vấn đề khó khăn hiện tại của Nhật Bản. Bi kịch của ông Kan là có được quyền lực nhưng lại không có thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa nên đắm chìm trong thất bại. Nhìn vào những người có khả năng kế nhiệm ông Kan sẽ thấy có một cuộc xung đột thế hệ trong nội bộ DPJ và càng tranh giành quyền lực nội bộ, đảng này càng có nguy cơ mất vị thế cầm quyền.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)