Thu hoạch tràm tại H.Hòn Đất (Kiên Giang) - Ảnh: Công Hân |
Theo dự án, nhà máy chế biến gỗ có diện tích 13 - 15 ha, công suất chế biến từ 100.000 - 120.000 m3 gỗ/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 120 lao động, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng, do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam làm chủ đầu tư. Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy là gỗ dăm, gỗ ghép thanh, gỗ tinh chế xuất khẩu. Theo tính toán của nhà sản xuất, để có được 1 m3 sản phẩm gỗ tinh chế cần từ 1 - 1,7 tấn gỗ nguyên liệu (chủ yếu là tràm, đước, bạch đàn). Do vậy, để bảo đảm nhu cầu sản xuất của nhà máy phải có vùng nguyên liệu ổn định từ 30.000 ha trở lên.
Theo nhiều người dân, từ năm 2000 trở về trước, cây tràm thực sự lên ngôi do được sử dụng nhiều trong xây dựng (làm cừ móng), nhờ đó mà nhiều hộ dân ở vùng đất chua phèn đã thoát nghèo và trở nên giàu có. Thế nhưng vài năm trở lại đây, người trồng tràm điêu đứng vì không có đầu ra. Do vậy, việc chuyển đất trồng tràm kém hiệu quả sang trồng lúa đã được nông dân chọn là hướng đi mới, mặc dù hiệu quả kinh tế rất thấp.
Thông tin nhà máy chế biến gỗ sẽ được xây dựng và dùng tràm làm nguyên liệu sản xuất đang mở ra cơ hội cho người trồng tràm ở Kiên Giang.
Giang Sơn
Bình luận (0)