Cố không để người dân phải đu dây qua sông

13/03/2015 17:34 GMT+7

(TNO) Trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13.3, cả Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đều cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ xây những cầu dân sinh tạo điều kiện cho bà con miền núi đi lại thuận tiện.

(TNO) Trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13.3, cả Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đều cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ xây những cầu dân sinh tạo điều kiện cho bà con miền núi đi lại thuận tiện.

Cảnh người dân xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, Đắk Lawsk, đu dây vượt sông Krông Ana hằng ngày - Ảnh: Ngọc Anh

Trước đó, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) chất vấn đến nay vẫn còn nhiều vùng, nhiều tỉnh có cầu xuống cấp gãy đổ, nhiều nơi không có cầu phải đu dây, chui qua túi ni lông để qua sông. Thời gian qua cũng có một số cây cầu được xây dựng nhưng làm theo kiểu nghĩa tình. Đề nghị Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp trong thời gian tới.

Với vai trò là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Đinh La Thăng cho biết sau khi rà soát lại đến năm 2020, ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa cần phải làm  4.145 cây cầu rộng từ 1,5 - 3,5 m tùy theo khu vực, với tổng vốn đầu tư khoảng 8.400 tỉ đồng. Việc  xây dựng số cầu này chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu xây dựng 187 cầu tập trung ở 28 tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên, giai đoạn hai làm thêm 300 cây cầu, còn lại sẽ tiếp tục xây dựng ở gia đoạn ba. Hiện đề án này đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến Chính phủ.

Bộ trưởng Thăng cho biết hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã huy động được 1.400 tỉ đồng, cộng thêm 400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, coi như số vốn để hoàn thành xây dựng số cầu ở giai đoạn đầu đã gần hoàn thành. Ngoài ra, nếu Chính phủ cho phép sử dụng vốn dư từ việc nâng cấp, sửa chữa quốc lộ 1 và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua Tây Nguyên thì không phải lo lắng nhiều vấn đề huy động vốn để xây dựng 4.145 cây cầu.

“Đa số các cây cầu này xây dựng ở địa phương nghèo và sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên địa phương cũng cần chủ động nguồn ngân sách địa phương để xay dựng cầu. Việc xây cầu sẽ tạo điều kiện cho bà con dân tộc đi lại, sinh sống, học hành”, ông Thăng nói.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết Ủy ban Dân tộc và Bộ Giao thông vận tải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển hạ tầng ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Trong thời gian tới, nguồn vốn từ chính sách 135 và 30A cũng sẽ đucợ đưa vào phát triển hạ tầng ở miền núi trong đó chú trọng phát triển giao thông.

Trong chiều 13.3, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời chất vấn về các nội dung thực hiện chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Giàng Seo Phử cũng đã giải đáp thực trạng và giải pháp sắp xếp bố trí dân cư vùng thường xảy ra thiên tai, vấn đề di cư tự do, đào tạo nghề, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào thiểu số.- Giải pháp giải quyết vấn đề ma túy và một số hủ tục, mê tín dị đoan trong vùng dân tộc thiểu số.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.