Trong đó, có hàng loạt khu vực tranh chấp như tại TP.Hội An (với 2 huyện Điện Bàn, Duy Xuyên); H.Quế Sơn (giữa 2 xã Quế Phú - Hương An); H.Thăng Bình (giáp ranh với 2 huyện Quế Sơn, Tiên Phước); H.Tây Giang (với H.Nam Giang và xã A Roàng, H.A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế; TP.Tam Kỳ (giáp ranh 2 huyện Thăng Bình, Phú Ninh); H.Tiên Phước (giữa 3 xã Tiên Cẩm, Tiên Sơn, Tiên Châu); H.Bắc Trà My (tranh chấp với 2 xã thuộc H.Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi); H.Nam Trà My (tranh chấp với H.Bắc Trà My và H.Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi); H.Hiệp Đức (giữa các xã Quế Thọ, Hiệp Thuận, Bình Sơn, Hiệp Hòa).
Thậm chí, nhiều khu vực ở Hội An, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình có tình trạng mâu thuẫn giữa đường địa giới trên thực địa so với hồ sơ, bản đồ địa chính. Quá trình san ủi, lũ lụt, thay đổi dòng chảy... cũng khiến 21 vị trí ở 7 huyện, TP không xác định được địa giới; riêng lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đã xóa dấu vết địa giới 4 xã ở 2 huyện Nam Trà My, Bắc Trà My.
Ngoài ra, có thêm 12 vị trí ở 8 huyện, TP mà thực tế quản lý khác xa với địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT (ban hành năm 1991, giải quyết tranh chấp về địa giới).
H.X.H
>> Mỹ khuyến cáo về tranh chấp trên biển
>> Ngang nhiên khai thác tài sản đang tranh chấp
>> Giải quyết tranh chấp bản quyền ảnh
>> Tranh chấp phạm bản quyền nhà cổ
>> Vụ tranh chấp dự án KCN Hòa Tâm: Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên “thả mồi bắt bóng” ?
Bình luận (0)