Cội nguồn 'xế hộp' từ cổ chí kim - Kỳ 2

16/08/2014 19:00 GMT+7

Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng xe hơi trong thời kỳ hậu thế chiến thứ hai đã giúp ngành ô tô được mùa phát triển, nhiều xu hướng thiết kế mới cũng theo đó mà ra đời.

Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng xe hơi trong thời kỳ hậu thế chiến thứ hai đã giúp ngành ô tô được mùa phát triển, nhiều xu hướng thiết kế mới cũng theo đó mà ra đời.

>> Cội nguồn 'xế hộp' từ cổ chí kim - Kỳ 1
>> Ngược dòng thời gian - Kỳ 1: Peugeot - 200 năm một chặng đường
>> Ngược dòng thời gian - Kỳ 2: Logo Peugeot - Biểu tượng của sự sang trọng

Với nền móng đã được tạo dựng, thương hiêụ Ford bắt đầu một thời kỳ phát triển cực thịnh, nhiều mẫu xe mới của hãng lần lượt thay nhau khuấy động thị trường. Năm 1949 chiếc xe Mercury và một số mẫu xe Ford tung ra thị trường đã làm dấy lên một phong cách thiết kế mới.

 Chiếc Mercury ra đời năm 1949 làm dấy lên phong cách thiết kế mới - Ảnh: Caranddriver

Các mẫu xe thời điểm này mang nét đặc trưng về thiết kế với thân xe cao, gầy và diện mạo hoàn toàn khác so với những mẫu xe của những năm 1930, 1940 trước đó. Không chỉ ở Mỹ, mà ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản lúc này cũng đạt được những thành tựu nhất định. Năm 1937, công ty Toyota Motor chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ô tô.

 Ngành công nghiệp ô tô Châu Á phát triển với sự ra đời của công ty Toyota Motor năm 1937 - Ảnh: Toyota

Bước sang giai đoạn cuối những năm 50, đầu những năm 60, ngành công nghiệp xe hơi thế giới chứng kiến một thành tựu mới khi hai mẫu xe thể thao đầu tiên trên thế giới ra đời, chiếc Ford Thunderbird và Chevrolet Corvette đánh dấu sự bùng nổ của trào lưu xe thể thao với động cơ V8 đầy sức mạnh. Ngay sau đó đến lượt xuất hiện của những chiếc xe như GTO, Ford Mustang với động cơ 6.3L V8 cho thấy sự nở rộ. 

 Các mẫu xe có thiết kế đặc trưng, cơ bắp mở đầu cho xu hướng xe hơi thể thao trên thế giới - Ảnh: Caranddriver

Đến năm 1970 khi các vấn đề về môi trường, nhiên liệu bắt đầu được chú trong, trào lưu xe thể thao đạt tới đỉnh cao rồi dần lắng xuống nhường chỗ cho một xu hướng thiết kế mới. Thay thế vào đó là những mẫu xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Những năm cuối thập niên 70 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của thương hiệu một số thương hiệu như Toyota, Honda, Nissan… bên cạnh các thương hiệu xe Đức đã tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn lên ngành công nghiệp ô tô của Mỹ. Các mẫu xe Nhật được sử dụng khá phổ biến nhờ nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và giá bán hợp lý.

 Cuối thập niên 70 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Toyota, Honda, Nissan… - Ảnh: Honda

Tuy nhiên những dòng xe thể thao mạnh mẽ, cơ bắp của Mỹ vẫn tiếp tục được sản xuất, để rồi hình thành nên hai xu hướng phổ biến nhất của lĩnh vực xe hơi lúc bấy giờ. Sự kết hợp tuyệt vời hai xu hướng thiết kế này diễn ra vào buổi bình minh của thập kỷ 80 khi việc thiết kế xe được trợ giúp bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhờ hệ thống kiểm soát động cơ bằng máy tính, các nhà thiết kế và chế tạo đã tạo ra động cơ vừa có công suất lớn vừa thân thiện với môi trường.

Với công nghệ thiết kế tuyệt vời này, một lần nữa trào lưu động cơ sức mạnh lại bùng nổ mạnh mẽ. Năm 1979 đánh dấu sự trở lại của thương hiệu Ford Mustang.

Những năm đầu thế kỷ 21, nhờ sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp xe hơi thế giới đã bước sang trang mới khi các mẫu xe điện, xe hybrid cho đến những mẫu xe tự lái của Tesla, Nissan, Mercedes lần lượt được ra đời.

 Một mẫu xe điện của Nissan - Ảnh: Nissan

Bên cạnh đó, số lượng xe hơi trên thế giới cũng gia tăng một cách chóng mặt. Theo con số thống kê được Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô (OICA) công bố, vào năm 2000 sản lượng ô tô thế giới đạt 58,3 triệu xe, đến năm 2007 con số này đã tăng lên gần 74 triệu xe. Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia đứng đầu về sản lượng ô tô trên thế giới, trong khi đó Việt Nam xếp thứ 46 với sản lượng ô tô đạt 23,4 triệu chiếc tính đến năm 2007.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.