Con gái và thể thao điện tử

12/05/2008 18:15 GMT+7

(TNO) Là con gái nhưng không hiểu sao tôi lại rất thích chơi trò con trai. Khi còn bé, tôi thường chơi cùng bọn con trai hàng xóm, những trò chơi của tôi thường là đánh trận giả, bắn bi, vật tay...

Ba tôi là công an, tôi rất ngưỡng mộ ba, tôi thường nói khi nào lớn lên sẽ nối nghiệp ba để trở thành một nữ công an tài giỏi. Chỉ có mẹ tôi là không thích, mẹ muốn tôi chọn những nghề nào nữ tính hơn như bác sĩ, nhà văn, giáo viên... để mẹ yên tâm vì dù sao tôi cũng là con gái rượu trong nhà. Nhưng có lẽ bản tính vốn năng động của tôi không cho phép tôi chọn những ngành như thế mặt khác tôi cũng không thể chọn ngành công an vì tôi không muốn làm buồn lòng mẹ. Ngày tôi đậu vào trường Khoa học tự nhiên, khoa Công nghệ thông tin, cũng làm cho mẹ thoáng chút buồn, nhưng miễn sao công việc tương lai của tôi không quá mạo hiểm.

Tôi còn nhớ, sau mỗi giờ đi học về tôi thường cùng các bạn trong lớp đến hàng net để cùng nhau thỏa sức anh hùng. Cái cảm giác vừa ngại nhưng cũng vừa hãnh diện khi người khác nhìn vào mình. Không chỉ biết chơi, tôi còn cùng mọi người tham gia thi đấu. Ban đầu chỉ là những trận giao hữu giữa các phòng net với nhau, nhưng sau đó là những cuộc thi đấu cấp thành phố, và đến cấp quốc gia. Những cuộc thi đấu thắng thua không quan trọng, vì đối với tôi game bắn súng là nơi để tôi thỏa mãn ước mơ từ bấy lâu nay của mình. Dần dần, tôi cảm thấy đó không chỉ đơn giản là game mà xen vào đó còn có một tinh thần thể thao thượng đỉnh. Tôi chưa từng cảm thấy buồn hay ghen tị khi bị cho ngồi vào ghế dự bị. Mỗi trận đấu, tôi đều quan sát rất rõ từng hành động của đối phương để tư vấn cho đội mình.

Sự phán đoán, óc nhận xét, khả năng phản ứng linh hoạt và đoán trước đối phương sẽ nghĩ gì chính là những yếu tố mà game bắn súng đem lại, đã khiến cho tôi gần như sống trong cảm giác của những cuộc chiến ngày xưa, khi mà các chiến sĩ ta đã rất giỏi và ngoan cường trước những cuộc chiến tranh khói lửa.

Khi một số game online thể loại bắn súng như Biệt đội thần tốc (SA) du nhập vào Việt Nam, tôi hi vọng rằng mình sẽ được cùng những bạn gái khác thể hiện bản lĩnh anh hùng và cũng như khẳng định rằng không có đều gì bạn không thể làm được. Thế nhưng, một số thông tin gần đây cho thấy, game bắn súng chứa yếu tố bạo lực và một số phụ huynh lo ngại cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Quả thật, đây là điều hợp lý, tuy nhiên cũng không vì thế mà qui kết tội cho game bắn súng. Bởi lẽ, game chỉ là công cụ để giải trí, nó cũng tương tự như tivi, trò chơi... Sẽ không ai nói rằng, thông tin trên internet là hoàn toàn hữu ích và an toàn, quan trọng là do người chơi có biết cân nhắc và chọn lọc hay không. Nếu có một phương pháp chơi và giải trí hợp lý thì tin chắc rằng game bắn súng cũng sẽ là một trong những trò chơi giúp bạn xả stress hiệu quả.

Xuân Hoài
(Quận 5, TP.HCM)

Mục mới trên Thanh Niên Online: “Nghĩ về Thể thao điện tử”

Nhằm tạo một sân chơi để bạn đọc yêu thích về game thể thao điện tử có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi những vấn đề liên quan... Thanh Niên Online và Vinagame phối hợp tổ chức chương trình “Nghĩ về Thể thao điện tử”.

“Nghĩ về Thể thao điện tử” sẽ là diễn đàn của tinh thần đồng đội, tình bạn trong game thể thao điện tử, đồng thời là sân chơi cho những người quan tâm tới lĩnh vực thể thao điện tử còn non trẻ tại Việt Nam; cho những ai muốn tìm hiểu khái niệm mới “Game thể thao điện tử”. Đặc biệt, từ đây những người yêu game thể thao điện tử cũng sẽ tìm sự định hướng phát triển của lĩnh vực thể thao điện tử Việt Nam trong thời gian tới, nhất là hướng sự phát triển vào những giải đấu thể thao điện tử lớn, có giá trị về mặt quảng bá và đem lại lợi ích cho cộng đồng giải trí trực tuyến.

Tham gia chương trình, bạn đọc có thể viết bài trao đổi về các vấn đề như: Game thể thao điện tử đem lại lợi ích cho cộng đồng? Game bắn súng được coi là game thể thao điện tử? Giải đấu thể thao điện tử là cần thiết? Bạn ủng hộ hay phản đối game thể thao điện tử? Cộng đồng thể thao điện tử, họ là ai? Trách nhiệm của nhà phát hành đối với những sản phẩm game thể thao điện tử? Cần xây dựng nền thể thao điện tử phong trào?...
 
Các bài viết xuất sắc, có ý tưởng của độc giả gửi về sẽ được BTC chọn lọc và đăng tải trên Thanh Niên Online. Mỗi bài viết khi chọn đăng, tác giả sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài. Ngoài ra, mỗi tuần sẽ có hai (2) giải thưởng dành cho hai (2) bài viết (ý kiến, bài cảm nhận) xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 500.000 đồng (giải do Ban tổ chức bình chọn). Các bài viết xuất sắc sẽ được đưa vào danh sách bình chọn trao giải chung cuộc. Ban tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất trị giá 2 triệu đồng, 2 giải Nhì trị giá 1 triệu đồng/giải và 3 giải Ba trị giá 500.000 đồng/giải dành cho các bài viết xuất sắc nhất do Ban biên tập Báo Thanh Niên và Công ty VinaGame bình chọn khi kết thúc chương trình.

Các bài viết tham gia diễn đàn vui lòng ghi rõ Bài viết tham gia diễn đàn “Nghĩ về Thể thao điện tử” gửi về địa chỉ: Đỗ Việt Phương, Công ty VinaGame, 459B Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, hoặc địa chỉ email: phuongdv@vinagame.com.vn. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 21.4.2008 đến 21.5.2008.

Ban tổ chức

Chương trình được tài trợ bởi:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.