0
Múa lân sư rồng là một nét văn hóa của cộng đồng người Hoa, nay đã phổ biến khắp nơi. Tuy vậy, dịch
Covid-19 đã khiến các đoàn lân rơi vào cảnh lao đao.
4
Giám đốc Cơ quan tình báo an ninh Canada David Vigneault cáo buộc
Trung Quốc có ý đồ cố đánh cắp thông tin mật và có chiến dịch hăm dọa cộng đồng người Hoa, tạo ra mối đe dọa chiến lược nghiêm trọng đối với Canada, theo Reuters.
0
Mì sụa là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa ở khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sụa có nghĩa là trường thọ chính vì thế món ăn này thường được ăn vào dịp Tết hoặc sinh nhật. Mì được làm từ đậu nành và trứng nên có hương vị đặc biệt.
0
Hàng nghìn người đã đổ về các con đường ở quận 5 (TP.HCM) xem các đoàn diễu hành đặc sắc với các màn múa lân, đi cà kheo, múa quạt… trong lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Hoa.
0
Chiều 2.3.2018 (Rằm tháng Giêng) tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM). Có khoảng 1.000 người hóa trang, hàng chục đội lân sư - rồng, 5 xe hoa... diễu hành mừng Tết Nguyên Tiêu.
0
Món hoành thánh hình túi tiền của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn tượng trưng cho sự may mắn vào dịp năm mới.
0
Nằm trên đường Châu Văn Liêm, quán chè Hà Ký là một địa điểm quen thuộc của những người thích món chè, đặc biệt là cộng đồng người Hoa ở quận 5. Từ gánh chè nhỏ chỉ bán vài món đơn giản, Hà Ký giờ đây đã trở thành một cửa tiệm khang trang.
Chủ quán cho biết, các món chè của quán đa dạng và được thực khách mua khá đồng đều chứ không có món nào vượt trội hẳn.
Một số loại chè nóng rất ngon tại đây như chè mè đen, chè đậu đỏ, chè đậu đen, chè đậu phộng, chè trôi nước... Các loại chè lạnh đáng ăn thử gồm có chè đậu hũ hạnh nhân, sâm bổ lượng, chè táo đỏ nhãn nhục, chè trái dâu, chè bạch quả, chè hột gà...
0
Từ một món ăn trong thực đơn điểm tâm của cộng đồng người Hoa gốc Quảng, nay viên xíu mại đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết khi kết hợp cùng ổ bánh mì Sài Gòn nóng giòn. Tuy nhiên 2 kiểu ăn bánh mì xíu mại dưới đây có thể xem là độc nhất Sài Gòn:
1. Bánh mì xíu mại khô trên đường Nguyễn Thị Minh Khai
Ít ai nghĩ rằng, viên xíu mại khô khi kết hợp cùng bánh mì nóng giòn lại hài hòa đến như vậy. Ổ bánh mì này cũng rất đặc biệt khi hoàn toàn không có đồ chua hay dưa leo, mà chỉ bao gồm một lớp tương ớt cay nhẹ cùng hỗn hợp nước tương và giấm đỏ.
Tưởng là khô khốc, vậy mà khi cắn vào viên xíu mại nóng hổi như tan ra và hòa quyện cùng lớp vỏ giòn của ổ bánh mì, cộng hưởng cùng vị chua ngọt của tương và giấm đỏ. Một sự kết hợp tưởng là "mạo hiểm" nhưng đã thành công giữa hai món ăn tưởng như không liên quan gì đến nhau.
Mở bán từ 5h30 sáng hàng ngày, quầy bánh mì xíu mại này còn có nhiều món hấp dẫn khác để phục vụ cho bữa sáng như bánh bao, bánh xếp, bánh bao cadé...
Địa chỉ: Đầu hẻm 358 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 05, quận 03
Mở cửa: từ 5h30 sáng đến 11h trưa
Giá: Bánh mì xíu mại (17.000đ/ổ)
0
Từ một món ăn trong thực đơn điểm tâm của cộng đồng người Hoa gốc Quảng, nay viên xíu mại đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết khi kết hợp cùng ổ bánh mì Sài Gòn nóng giòn. Tuy nhiên 2 kiểu ăn bánh mì xíu mại dưới đây có thể xem là độc nhất Sài Gòn:
1. Bánh mì xíu mại khô trên đường Nguyễn Thị Minh Khai
Ít ai nghĩ rằng, viên xíu mại khô khi kết hợp cùng bánh mì nóng giòn lại hài hòa đến như vậy. Ổ bánh mì này cũng rất đặc biệt khi hoàn toàn không có đồ chua hay dưa leo, mà chỉ bao gồm một lớp tương ớt cay nhẹ cùng hỗn hợp nước tương và giấm đỏ.
Tưởng là khô khốc, vậy mà khi cắn vào viên xíu mại nóng hổi như tan ra và hòa quyện cùng lớp vỏ giòn của ổ bánh mì, cộng hưởng cùng vị chua ngọt của tương và giấm đỏ. Một sự kết hợp tưởng là "mạo hiểm" nhưng đã thành công giữa hai món ăn tưởng như không liên quan gì đến nhau.
Mở bán từ 5h30 sáng hàng ngày, quầy bánh mì xíu mại này còn có nhiều món hấp dẫn khác để phục vụ cho bữa sáng như bánh bao, bánh xếp, bánh bao cadé..
0
Trong cộng đồng người Hoa ở Q.5 (TP.HCM), bà Lý Kim Mai là một gương mặt rất thân quen. Nhiều người thân mến gọi bà là “má Mai”.
0
Có lẽ không nơi đâu có nhiều kiểu ăn hủ tiếu như Sài Gòn, kể cả nếu bạn so sánh với bổn xứ bên tận Trung Hoa. Đôi khi bạn sẽ hơi bối rối một chút khi người phục vụ hỏi: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”, cùng một chút tần ngần giữa 2 lựa chọn: cọng hủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loại hủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất có lẽ là với món hủ tiếu cả hay hủ tiếu sa tế.
Không như cọng hủ tiếu mềm vốn rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở khắp nơi, cọng hủ tiếu dai lại có một "khai sinh" hoàn toàn khác. Theo nhiều tư liệu, thì cọng hủ tiếu dai mà ta thường gặp trong món hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị của người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Do không có nguyên liệu làm sợi mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).
0
Bột chiên Sài Gòn khởi nguồn chắc chắn từ Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Nhưng "công lớn" phổ biến món ăn này với người Sài Gòn có lẽ là con đường Võ Văn Tần ở quận 03. Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những món ăn chơi còn khan hiếm, thì cả một dãy đường Võ Văn Tần đã nở rộ món bột chiên này.
Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
0
(TNO) Cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cùng nhau đón Tết Nguyên tiêu bằng chương trình diễu hành nghệ thuật đường phố đặc sắc và nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa khác tại Trung tâm văn hóa quận 5 vào đêm 6.2.
0
Phòng trà 2B nằm trong Trung tâm Văn hóa quận 5, vốn được xem là điểm sinh hoạt văn hóa lớn nhất của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. Ở đây hằng đêm có một nữ ca sĩ vẫn cất cao những ca khúc Việt, Hoa.
0
(TNO) Đối với cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu được coi là ngày lễ rất thiêng liêng, vì đây là đêm rằm đầu tiên trong năm âm lịch. Và tập tục quan trọng nhất trong ngày rằm tháng Giêng này là đi lễ chùa, cầu xin điều tốt lành cho năm mới.
0
Ở đảo quốc sư tử, cộng đồng người Hoa chiếm hơn 3/4 dân số và làm ăn thịnh vượng. Lễ hội của họ vì vậy mà thường linh đình hơn. Trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán, và kéo dài đến cả tháng trời.
0
Ban Công tác người Hoa (TP.HCM) vừa tổ chức họp báo giới thiệu Hội chợ triển lãm "Nét son 30 năm" đánh dấu chặng đường 30 năm trưởng thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.