Dân mạng 'truyền tai' cách phân biệt hàng nhái Trung Quốc bằng mã vạch

21/07/2015 18:27 GMT+7

(TNO) Sau khi một bài viết hướng dẫn cách phân biệt hàng nhái Trung Quốc bằng mã vạch được chia sẻ lên các trang mạng xã hội của Việt Nam, lập tức đã nhận được nhiều phản hồi từ cư dân mạng.

(TNO) Sau khi một bài viết hướng dẫn cách phân biệt hàng nhái Trung Quốc bằng mã vạch được chia sẻ lên các trang mạng xã hội của Việt Nam, lập tức đã nhận được nhiều phản hồi từ cư dân mạng.

Theo nội dung bài viết được chia sẻ, cách được xem là đơn giản nhất mà ai cũng có thể phân biệt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc đó là thông qua mã vạch, còn được gọi là barcode. Mã vạch được sử dụng trên mọi sản phẩm bán ra thị trường, bao gồm cả những mặt hàng công nghệ như TV, tủ lạnh, điều hòa cho đến các vật dụng khác trong nhà. Dựa vào mã vạch, mọi người có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm ngoại nhập vào Việt Nam, từ đó biết được nó có phải xuất phát từ Trung Quốc hay không.
Mã vạch có phải là cách để phân biệt hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc? - Ảnh chụp màn hình
Theo lý thuyết thì mã vạch bao gồm các chữ số (UPC code) mang thông tin về sản phẩm, như quốc gia sản xuất, tên doanh nghiệp, lô hàng, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra… Mỗi sản phẩm chỉ có một mã vạch, không bao giờ thay đổi và là thứ duy nhất không thể làm giả. Bởi lẽ, mã vạch là những vạch kẻ với cự ly, độ dày được mã hóa chính xác đến từng micromet, nên dù dãy số có thể làm giả thì cột mã vạch 100% không thể làm giả, vì chỉ cần làm giả thì máy sẽ không thể quét được.

Dựa vào những thông tin này, người viết cho rằng mọi người có thể kiểm tra mã vạch để biết được tên quốc gia đăng ký sản phẩm, giúp phân biệt được xuất xứ của sản phẩm đó từ đâu. Và theo dữ liệu từ wikipedia, Trung Quốc là quốc gia có mã vạch đăng ký trong hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country), với chuẩn UPC-A là từ 690 đến 699, còn Việt Nam là 893.

Mặc dù một số thành viên nói rằng, thông tin từ bài viết là khá hữu ích trong thời đại hàng nhái có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện một cách nhan nhản trên thị trường hiện nay, thì nhiều thành viên lại cho rằng các thông tin trên bài viết là không chính xác.

Trên mạng xã hội Vitalk, thành viên Paha Susi cho rằng: “UPC (Universal Product Code) thực chất là một dạng mã vạch, nên nói UPC làm giả được còn mã vạch thì không là chưa chính xác. Nói chung mọi người sau khi kiểm tra thông tin vẫn có thể mua phải hàng nhái”. Đó cũng là quan điểm của Facebooker Rc Jpth khi thành viên này cho rằng, mã vạch có thể được làm giả dễ dàng bằng máy in mã vạch.
Một máy in mã vạch được cho là có giá khá rẻ trên thị trường - Ảnh chụp màn hình
Thậm chí, thành viên dangnhung198 cũng chia sẻ thông tin về một máy in mã vạch, mà theo thành viên này thì giá bán của máy rất rẻ, chỉ cần scan lại mã của sản phẩm chính, sau đó in ra và dán vào sản phẩm nhái. Điều này có nghĩa, mọi người không thể sử dụng mã vạch để phân biệt được sản phẩm thật hay giả xuất phát từ Trung Quốc được.
Tuy nhiên, nhiều người cho biết dù như thế nào thì bài viết chia sẻ về cách xem mã vạch để phân biệt hàng Trung Quốc vẫn là một cách hay và cơ bản để biết được xuất xứ của hàng hóa có nguồn gốc ở đâu. Bạn Thanh Thảo trên Facebook cho biết, "xem mã vạch cũng là một kiến thức giúp bạn phân biệt được nhanh nguồn gốc của hàng hóa".
Cách phân biệt nguồn gốc bằng cách xem mã vạch đang được chia sẻ trên mạng

Xem bảng danh sách ký mã hiệu mã vạch các nước, các nước đã đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country) giúp phân biệt hàng hóa các nước:

Xem tra cứu mã số mã vạch của nước nào thì đọc 3 số đầu tiên của mã vạch sẽ suy ra được quốc gia sản xuất hàng hóa đó. Ví dụ: tra mã vạch sản phẩm hàng hóa của Việt Nam là: 893
Hình ảnh hướng dẫn xem nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ mã vạch - Ảnh chụp màn hình
Dưới đây là mã vạch của một số quốc gia sản xuất sản phẩm mà chúng ta hay dùng

000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA

020 - 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

030 - 039 GS1 Mỹ (United States)

040 - 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

050 - 059 Coupons

060 - 139 GS1 Mỹ (United States)

200 - 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

300 - 379 GS1 Pháp (France)

400 - 440 GS1 Đức (Germany)

450 - 459 và 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan)

690 - 695 GS1 Trung Quốc (China)

760 - 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)

880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)

885 GS1 Thái Lan (Thailand)

893 GS1 Việt Nam

930 - 939 GS1 Úc (Australia)
Khi đi mua sản phẩm, hãy kiểm tra mã vạch được in trên vỏ hộp của sản phẩm. Để biết được đây là hàng hóa của nước nào thì chỉ cần nhìn 3 số đầu tiên của mã vạch. Ví dụ, nếu ba số đầu tiên là 400, đối chiếu với bảng số mã vạch của các nước để tìm ra xuất xứ của hàng hóa. Ở đây, 440 rơi vào 400 - 440 GS1 Đức (Germany). Như vậy, sản phẩm này có xuất xứ từ Đức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.