Khi công nghệ lay động trái tim

05/09/2015 06:57 GMT+7

Trên thế giới có hơn 11,4 triệu người bị cụt chân tay nhưng có một con số không thống kê được là số người bị căng thẳng do áp lực của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu phù phiếm của con người, thế giới không bao giờ thiếu hy vọng, nỗ lực để đưa những con người chịu cảnh mất mát hòa nhập vào dòng chảy hằng ngày và giúp mỗi cá nhân tìm được tâm thế bất biến giữa những xáo trộn của cuộc sống.

Trên thế giới có hơn 11,4 triệu người bị cụt chân tay nhưng có một con số không thống kê được là số người bị căng thẳng do áp lực của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu phù phiếm của con người, thế giới không bao giờ thiếu hy vọng, nỗ lực để đưa những con người chịu cảnh mất mát hòa nhập vào dòng chảy hằng ngày và giúp mỗi cá nhân tìm được tâm thế bất biến giữa những xáo trộn của cuộc sống.

Khi công nghệ lay động trái tim 1
Tay điều khiển bằng smartphone
Sản phẩm được nhận xét là tinh tế như một bàn tay thật của Hãng Touch Bionics (Mỹ) với slogan “công nghệ lay động cuộc sống”. Bàn tay i-limb có các đốt tay co gập dễ dàng nên người đeo hoàn toàn có thể cầm nắm các vật thể với hình dáng khác nhau một cách dễ dàng và chắc chắn; hay thực hiện những thao tác cần sự tỉ mẩn như buộc dây giày và dứt khoát như mở các loại nắp hộp. Điều nổi bật nhất của i-limb ultra là điều khiển bằng ứng dụng cài trên các smartphone chạy iOS và Android. Với app này, người dùng nhanh chóng chọn 1 trong 14 kiểu nắm đã được lập trình sẵn cho i-limb để kiểm soát được độ mềm dẻo và độ chắc trong từng động tác. Có tính năng tự động nắm chặt để tránh làm rớt đồ vật. Nếu không làm gì thì i-limb sẽ tự động trở về vị trí tự nhiên của một bàn tay thật. Không chỉ là bàn tay giả đầu tiên trên thế giới được điều khiển bằng smartphone, i-limb còn được trang bị các điện cực ở cổ tay để tiếp nhận các luồng điện kích thích được tạo ra khi các cơ bắp co bóp rồi các tín hiệu này sẽ được giải mã bởi một con chíp để ra lệnh cho tay làm theo ý chủ nhân.
Băng cài đầu “thiền”
Khi công nghệ lay động trái tim 2
Khi công nghệ lay động trái tim 3
Được đặt tên Muse (nàng thơ), băng cài đầu này giúp người bận rộn giải tỏa căng thẳng, giúp người làm việc năng suất kém tăng chất lượng công việc. Bởi Muse có các bộ cảm biến nhỏ nằm ở vị trí trên trán và sau hai tai nên khi được cài lên đầu, dữ liệu về sóng não sẽ được ghi lại và gửi đến ứng dụng cài sẵn trên smartphone để bạn biết được bộ não của mình đang hoạt động thế nào. Cùng với Muse, bạn sẽ có được người hướng dẫn đặc biệt khi nhắm mắt thiền định. Nếu tâm bạn tĩnh thì sẽ nghe được tiếng chim và mường tượng được một ngày trong lành. Nếu bạn đang xáo trộn, sẽ nghe thấy tiếng gió ào đến và nhìn thấy mây mù tụ lại. Các bài tập được lập trình trong Muse sẽ giúp bạn dần lấy được sự bình an trong tâm.
Tay thời trang 3D
Khi công nghệ lay động trái tim 4
Giải thưởng 2015 UK James Dyson (Anh) tôn vinh sự tiến bộ trong lĩnh vực cơ khí thiết kế vừa được trao cho sản phẩm “bàn tay điện tử in 3D” của công ty mới thành lập Open Bionics. So với nhiều loại tay/chân giả phải mất hàng tuần hay hàng tháng làm cho đúng kích cỡ của người đeo thì bàn tay Open Bionics này chỉ mất chưa đến 2 ngày cho quá trình in 3D. 4 bộ phận rời được làm bằng vật liệu nhựa siêu nhẹ để tăng độ bền. Các cảm biến electromyogram (ghi lại hoạt động điện sinh ra do sự co cơ) được trang bị để người đeo chỉ cần cử động cơ ở cổ tay là ra tín hiệu mở/đóng cho bàn tay nhân tạo này. Các ngón tay “thông minh” biết cảm nhận độ cọ xát với vật nó đang cầm và tránh được tình trạng bóp chặt quá.
Găng tay âm nhạc
Khi công nghệ lay động trái tim 5
Với đôi găng tay có tên Mi.Mu, bạn sẽ thực sự được chơi với âm nhạc bởi trước đây để tạo ra một bản nhạc bạn cần phải ngồi trước màn hình máy tính, dùng chuột và bàn phím, còn bây giờ chỉ cần đeo Mi.Mu vào và di chuyển bàn tay theo cảm xúc. Găng tay này sử dụng các bộ cảm biến chuyển động hiện đại (được gắn ở đầu các ngón tay) và truyền thông tin đến phần mềm trên máy tính. Nhiệm vụ của máy tính là giải mã các động tác ấy để tạo ra âm thanh như mong muốn. Người nghĩ ra ý tưởng này - nghệ sĩ Imogen Heap từng đoạt giải thưởng âm nhạc danh tiếng Grammy - cho biết đây là sự kết hợp giữa âm nhạc và công nghệ, góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm công nghệ không dây.
Đôi chân của ý chí
Khi công nghệ lay động trái tim 6
Với những ai bị liệt nửa người phía dưới thì ReWalk là điều kỳ diệu bởi họ có thể đứng lên, đi lại và vận động theo ý mình mà không cần sự hỗ trợ của người khác. Sau một thời gian ra mắt thị trường, Hãng ReWalk Robotics (Mỹ) đã trình làng phiên bản mới ReWalk Personal 6.0 System, “bộ xương điện tử” (exoskeleton) này rất nhẹ; được trang bị một hệ thống điều khiển và các bộ cảm biến chuyển động; chạy bằng pin. Chỉ cần thân người bên trên hơi rướn về phía trước là bước chân bắt đầu khởi động. Một sự phối hợp nhịp nhàng giữa thân trên tự nhiên và thân dưới “nhân tạo” hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.