Cùng thuyền, khác hội

06/02/2015 05:00 GMT+7

Việc Nga và CHDCND Triều Tiên dự định tiến hành tập trận chung sẽ là bước phát triển mới báo hiệu chất lượng mới trong cặp quan hệ song phương này.

Việc Nga và CHDCND Triều Tiên dự định tiến hành tập trận chung sẽ là bước phát triển mới báo hiệu chất lượng mới trong cặp quan hệ song phương này.

Một máy bay ném bom chiến lược của Nga. Trong năm 2014, các phi đội máy bay ném bom chiến lược của Nga đã tăng cường hoạt động tuần tra, tập trận trên không phận Nga và quốc tế - Ảnh: Reuters
 Trước đó, Nga đã xóa tới 90% tổng số nợ cho Triều Tiên và cam kết đầu tư quy mô lớn vào cải tạo, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới đường sắt cho Triều Tiên. Lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên cũng đã nhận lời tới Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền.
Tập trận chung biểu hiện mức độ tin cậy cao của hợp tác chính trị và quân sự. Chuyện tập trận lại rất nhạy cảm về chính trị an ninh ở Đông Bắc Á. Xưa nay, Triều Tiên luôn phản ứng quyết liệt mỗi khi Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung ở khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nga như thế phục vụ thiết thực cho lợi ích chiến lược hiện tại cũng như lâu dài của Triều Tiên. Triều Tiên cần đồng minh để đối phó với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Triều Tiên lại càng cần Nga trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc không còn thật sự êm đẹp như trước. Nga là thành viên thường trực HĐBA LHQ mà LHQ lại đang theo đuổi ý định đưa Bình Nhưỡng ra tòa án quốc tế với cáo buộc vi phạm nhân quyền. Nếu bị Nga phủ quyết thì LHQ không thể thực hiện được ý định này.
Nga đang có quan hệ rất tốt đẹp với Trung Quốc nhưng lại rất trắc trở với Mỹ vì chuyện ở Ukraine. Nga bị phương Tây trừng phạt về kinh tế, tài chính và thương mại nên có nhu cầu tìm kiếm đối tác mới mà Triều Tiên có thể thuộc diện ấy. Ở cùng sự hợp tác, nhưng lợi ích của hai bên khác hẳn nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.