Cuộc tình huyền thoại của Picasso

26/12/2005 15:04 GMT+7

Một buổi tối tháng 8 năm 1954, Jacqueline Roque, cô gái trẻ chưa đầy 30 tuổi, vừa ly dị chồng, trở về tỉnh Perpignan để đến với Pablo Picasso, nhà họa sĩ thiên tài với những bức tranh lập thể đầy ấn tượng. Lúc đó cô đã sẵn sàng, vì hiểu rằng nếu muốn đạt được thiên đàng – có nghĩa là chia sẻ cuộc sống với nhà danh họa lúc đó đã 71 tuổi, ăn khi ông ăn, ngủ khi ông ngủ và cùng đau khổ với ông – thì trước tiên cô phải đối đầu với địa ngục đã. Vì từ vài tháng trước, cô đã là người tình của Pablo.

Ông cũng đã tự giương mình ra trước mắt mọi người cùng với cô. Và còn vẽ vài bức chân dung cho cô nữa, lấy tựa là Bà Z. Sau khi vào một cửa hàng ở Vallauris, nơi Jacqueline vừa được tuyển, Picasso đã bị thu hút bởi sự giống nhau giữa cô với một người phụ nữ trong một bức tranh của Delacroix: Những người phụ nữ Alger. Bức này đã ám ảnh ông từ nhiều năm và điều càng khiến ông quan tâm hơn là vì trong những năm 40, ông đã vẽ nhiều người phụ nữ giống từng nét một với cô bán hàng trẻ trung này: một vẻ đẹp đặc biệt Địa trung hải, với những nét thơ ngây và cổ điển, một cái nhìn mãnh liệt. Cùng ngày hôm đó, Pablo bắt đầu tán tỉnh cô, với sự siêng năng của người học sinh. Tặng hoa, cô từ chối, ban đêm ông lẻn đến nhà cô vẽ những bức họa lên tường. Rồi như bao người khác trước cô, Jacqueline cuối cùng xiêu lòng. Cô biết rằng mình có thể sẽ không là người tình cuối cùng của nhà danh họa: không một  Người phụ nữ nào thành công trong việc chung sống lâu dài với Picasso. Ông là người có tài chinh phục phụ nữ, và chỉ có số ít là đáng kể trong đời ông.

Trong vài tháng, các bạn bè của nhà họa sĩ biết rằng đã có cái gì đó thay đổi trong cuộc đời Pablo. Jacqueline đã thật sự đi vào thế giới của ông, điều mà người ta chưa bao giờ thấy người đàn bà nào làm điều đó. Jacqueline in dấu chân của cô lên dấu chân của ông, hòa chung một nhịp thở với Pablo, và cũng lao mình vào trong công việc trang trí. Ngoài vài người bạn thân của họa sĩ, chẳng ai biết cô là ai, Ngày kia, có người hỏi, Jacqueline trả lời một cách thật đơn giản: “Tôi là người yêu mới”. Cô đã không dám tin rằng mình sẽ là người cuối cùng. Và sống bên cạnh Pablo với những tính khí bất thường của ông. Nếu một phút nào đó ông quyết định ra ngoài thì mọi sự phải sẵn sàng ngay để rồi phút sau lại thôi thì Jacqueline cũng cùng ở lại. Không có gì hiện hữu  đối với Jacqueline nữa ở những nơi nào Picasso xuất hiện, và cả ngôi nhà – thánh đường mà ông cấm mọi người dọn dẹp. Jacqueline cũng đạt được điều đó, rồi sắùp xếp lại mọi vật thật đúng chỗ. Picasso cảm thấy vui vì những điều đó. Jacqueline là người phụ nữ đầu tiên chấp nhận trong sự chờ đón các ý thích của ông, hoàn tất chúng mà không  một lời phản đối, cũng là người bảo đảm cho ông có cuộc sống bình lặng không bao giờ bị những ngang chướng của ông đạt tới nữa.

Mặc cho Những đêm thức trắng để ngồi nhìn Pablo  Picasso vẽ, những ngày lo giúp ông chống lại những kẻ làm phiền (và có thể với chính ông) Jacqueline vẫn còn là 1 người phụ nữ có khuôn mặt sáng láng, rạng rỡ, cứ như là được tẩy rửa từ bên trong. Những tấm ảnh hai người chụp cho thấy rõ điều này. Một lần nọ, trong một nhà hàng, khi người kia đề nghị cho chụp vẻ đẹp của cô, Jacqueline trả lời: “Khi người ta có dịp may thấy Picasso trước mặt mình, người ta chẳng nhìn mặt trời làm gì”. Thực vậy, ánh sáng bào mòn của Picasso đã chiến thắng trên cô. Jacqueline cũng đã như bao người khác bị đè ép bởi nhà thiên tài đầy dữ tợn và những lúc đó cô dường như chẳng thay đổi gì. Các cơn giận dữ, ngông cuồng đến lạ kỳ của Pablo đều khiến cô như đá thạch trong mọi trường hợp. Có thể vì Jacqueline đã chọn cho mình con đường khiêm tốn và dịu dàng nhất để có được ông. “Thưa Đức ông, Ngài làm gì trên đó ? Tôi không nghe thấy tiếng sấm thần Zeus của Đức ông ? Có thể là mọi chuyện đều tốt đẹp…”. Một người chứng khác kết luận: “Nếu mọi chuyện tốt đẹp với Pablo thì cũng là như vậy với Jacqueline…”. Bên cạnh người phụ nữ quên mình đó, Picasso quên hết những kỷ niệm với các người tình trước đó, những người chỉ biết khóc lóc và kháng cự. Và ông không ngừng họa. Hoặc khi không đứng trước giá vẽ, Picasso lại chộp lấy bất cứ vật gì trong tay rồi biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật để tặng cho Jacqueline. Từng lúc từng lúc một, cô đạt được quyền lực. Trả lời điện thoại, tiếp những người đến thăm. Khi xuất hiện ở ngoài đường phố ngoại quốc, Jacqueline lại “rơi vào trong một quỹ đạo của riêng cô ấy” như lời 1 trong những người bạn của họ. Cô tiếp tục chịu đựng tất cả, động viên, an ủi Picasso ngay khi ông có những lo lắng đầu tiên. Bạn bè càng lúc càng ít gặp hơn, người ta không hiểu là có phải Jacqueline đóng cửa ngôi nhà của họ hay chính Picasso đã lựa lấy việc cắt đứt hẳn với bên ngoài. Dù vậy, cuối những năm 50, nhà danh họa vẫn trải qua 1 thời kỳ nghi ngờ về chính mình: - Một nghề nghiệp đáng chán làm sao ! – ông không ngừng than trách – còn hơn cả chết trên võ đài nữa”. Jacqueline không phải là không mệt mỏi, nhiều lần cô đau ốm. Pablo quyết định dọn đến ở lâu đài Vauvenargues rồi cho rằng nó quá lớn, tiếp tục dọn đến ở một ngôi biệt thự ở Notre-Dame-de-Vie (Mougins). Jacqueline lại đau, Picasso than rằng những vụ đau ốm đó cản ông tập trung công việc: “Hội họa cần điều đó !”- vì thế, để tìm lại cho ông sự an bình, Jacqueline quyết định đột ngột sẽ không bao giờ đau ốm nữa. Trong vài năm, mối liện hệ giữa Picasso và  Jacqueline đã thay đổi nhiều.. Ông chín chắn hơn, cô, ngược lại, nắm lấy mọi quyền hành. Picasso đã chấp nhận cô trong xưởng vẽ của ông, nơi mà ông không bao giờ để ai khác lọt vào. Đầu năm 1961, một cặp vợ chồng mới cưới ở tòa  thị chính Vallauris dò xem sổ bộ với trí tò mò xem cặp nào đã làm đám cưới trước họ. Họ khám phá ra rằng ông thị trưởng 15 ngày trước đó đã liên kết Pablo Picasso và Jacqueline Roque lại, trong sự kín đáo lớn lao nhất. Ông đã không muốn cho đăng các công bố. Dù rằng Olga Kokhlova đã qua đời. Điều mới mẻ này tạo nên một sự ồn ào của dư luận: Jacqueline mới 35 tuổi trong khi Picasso gần 80. Nhưng họ xa hẳn với những điều đó. Sau này người ta được biết rằng đêm tân hôn, Pablo đã tặng Jacqueline một cuốn sách dạy nấu ăn và cô đã nấu cho ông một món vịt ngon lành và cả hai đã cùng thưởng  thức, như mọi tối khác, trên chiếc bàn trong căn nhà bếp. Chỉ có một sự nhượng bộ duy nhất: một chai rượu champagne mà Picasso đã dán cái nút chai vào sau một bức họa rồi viết nguệch ngoạc lên: “2.3.61. Cho người vợ thân yêu của tôi”. Cuộc sống lại tiếp tục với những rối lộn, những bất thường và sáng tạo. Với sự ngoại lệ trong các thói quen của Picasso: ông đã để cho Jacqueline vào ngủ trong phòng của mình, điều trước kia ông chỉ muốn giữ nó là của riêng ông. Picasso cũng còn tính làm phép cưới ở nhà thờ nữa. Do đó mà Pablo đã cho mời một tu sĩ tới lo cho ý định này thành hiện thực. Những lời lẽ chua chát, thậm chí xấu xa cuối cùng cũng lọt tới tai hai người. Người ta cứ muốn tìm hiểu vì sao 1 cô gái chỉ mới 35 tuổi, còn trẻ đẹp như Jacqueline lại đâm đầu đi lấy 1 ông già 80. Cô liền phản ứng lại: “Tôi lấy người đàn ông trẻ đẹp nhất thế giới. Chỉ có tôi là già mà thôi”. Thật thế không ? Cho đến 90 tuổi, Picasso còn làm các bạn của mình vì sự trẻ trung đáng kinh ngạc của ông, còn Jacqueline,

 Mặc cho những vấn đề về sức khỏe, vẫn như không bị thời gian tấn công làm hao mòn  đi vẻ đẹp ngày nào. Và dù cho cô nhìn người chồng vẽ trong những đêm trắng, không gây một tiếng động, không làm một cử chỉ nào. Picasso đi ngủ lúc 5 giờ sáng và Jacqueline cũng vậy. Khi Pablo dậy lúc trưa, tất cả phải được sẵn sàng cho một ngày mới. Một bữa ăn trưa cho 30 người hay một buổi pic-nic chỉ có hai người… Vì Jacqueline không thể có con nữa nên họ đã gọi những bức tranh của Picasso là “những đứa con của chúng ta”. Năm 1962, Pablo vẽ 70 bức họa về Jacqueline. Đến lượt, ông cũng bị nỗi đam mê về một người chiến thắng, cũng như cô đã trao hết đời mình cho ông. Cũng vào lúc này mà Picasso gọi Jacqueline là “mẹ”. Những ngày trôi qua đều được đánh dấu bởi những tiếng kêu không ngừng của nhà họa sĩ: “-Jacqueline, em ở đâu” đến nỗi những con vẹt của họ cũng không ngừng đòi hỏi sự hiện diện của cô. Picasso không tha thứ cho một lần vắng mặt ngắn ngủi nào của Jacqueline. Nhiều người đã chứng kiến cảnh họ cãi nhau. Sau khi ộng quay đi, cô than trách: “-Bạn thấy đó, ông ấy dữ tợn làm sao”. Nhưng ông cũng luôn lo lắng cho sức khỏe của cô và… chẳng ngần ngại gì thức cô dậy giữa đêm để hỏi về những bức tranh 30-40 năm trước chúng như thế nào, Jacqueline vẫn luôn làm điều cô đã làm: im lặng và gập mình xuống nghe ông. Họ vẫn luôn đùa cợt với nhau: Jacqueline thường làm thơ, Picasso đem giấu đi và thích thú nhìn cảnh cô bỏ ra hàng giờ để tìm kiếm. Bên cạnh đó, Jacqueline tìm đủ mọi cách để kéo ông ra ngoài, chẳng hạn như đi xem phim. Cô còn nhớ được như một dữ kiện đặc biệt là đã thành công trong việc kéo ông đi xem phim West Side Story. Khi những người nổi tiếng khẩn khoản xin được gặp  Picasso, Jacqueline là người duy nhất tưởng tượng, qua những câu trả lời tối nghĩa của ông, xem ai là người Pablo thích gặp và ai không. Tâm hồn của Picasso là một mê cung mà cô mỗi ngày phải tìm kiếm sự bí mật từ đầu. Jacqueline tiếp tục sống hết mình cho Picasso trong khi ông đã biết được tình trạng sức khỏe đáng báo động của mình và không thể chữa chạy nổi nữa. Ông đã có lời tâm sự này với những người bạn vài tuần trước khi qua đời: “Jacqueline không thấy tôi trong tình trạng như thế nào, nhưng cô ấy chỉ thấy có mỗi mình tôi”. Hơn một lần, có lẽ Jacqueline đã quyết định như mù trước việc này. Ngày mà Picasso rơi vào hôn mê (8.4.1973) cuối cùng cô đã nổi lọan nhưng là để thốt ra: “Ông ấy không có quyền bỏ tôi mà đi”. Picasso tỉnh lại và thì thào, như bao nhiêu ngàn lần ông đã làm: “Em ở đâu, Jacqueline ?” rồi quay qua vị bác sĩ: “Ông đã lầm khi không cưới vợ. Có ích lắm” và thở hơi cuối cùng. Khi cái chết đã được khẳng định, Jacqueline vẫn không chịu tin vào điều không thể tránh được. Có ai đó trong gian phòng họ. Cô liền thốt: “Ông ấy đấy !”. Jacqueline quyết định chôn Picasso ở lâu đài Vauvenargues. Ngày hôm sau, trông cô khác hẳn, ánh mắt xa vời, đục mờ, các đường nét của cơ thể như lún xuống, cứ như là Jacqueline đã phải chịu quá lâu một sức ép quá đáng vậy.

Những ngày tiếp theo, Jacqueline đi lang thang giữa hàng trăm bức họa mà Picasso để lại và phần lớn đã được đề tặng cô. Điều cô không thể chịu được hơn những bức tranh đó là các dòng chữ ở sau lưng chúng với biết bao nhiêu là lời lẽ yêu thương. Cô không thể quên được cái gì mỗi khi nhìn thấy những đồ vật trong ngôi nhà: cái đĩa, cái gạt tàn thuốc từng được Picasso tạo ra hoặc phục chế lại. Không thể rời  xa khỏi chúng được và khi ra ngoài, Jacqueline cũng đến những nhà hàng mà họ đã từng vào và kêu những món mà hai người đã ăn. Cô tìm quên trong những buổi xử quyền thừa kế, bảo trợ vài cuộc triển lãm nhưng những ngày khai mạc, ở địa vị danh dự mà người ta trao cho cô, vẫn không thể làm nguồn an ủi cho Jacqueline. Cô chỉ còn là cái bóng, người vợ góa đầy tiếc thương mối tình đầy đam mê dài 20 năm dưới bóng nhà họa sĩ thiên tài. Ngày 15.10.1986, Jacqueline nằm xuống lần cuối cùng trên chiếc giường mà cô và Picasso đã chia sẻ, cô đã xếp đặt thứ tự chung quanh mình, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày cuối cùng trong đời mình. Và cô đã chẳng thất vọng do sợ viên đạn mình bắn không trúng vào mái đầu đầy hình ảnh Picasso. Nếu đó là một hành động cần thiết thì cũng là cách duy nhất để khuây khỏa sức nặng của 20 năm yêu thương. David Duncan, tay ảnh trong nhiều năm đã chụp những phút giây hạnh phúc nhất của họ, kết luận: “Không phải viên đạn đã giết chết Jacqueline mà là kỷ niệm về Picasso”.

 Triệu Phong
Theo Paris Match 23.8.1990
(TN 23.9.1990)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.