Đà Nẵng cố lên!

An Dy
An Dy
03/08/2020 11:29 GMT+7

Đó là thông điệp được chuyển tải, lan tỏa khắp nơi khi thành phố bên bờ sông Hàn trở thành tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Ban đầu, người Đà Nẵng cũng hoảng loạn, nhưng rồi mọi việc đi dần vào quỹ đạo “chỉ thấy ở Đà Nẵng”, như lời một chuyên viên phòng dịch được điều động từ Hà Nội vào.
Trong hoạn nạn, bị cách ly, mọi người vẫn hướng về nhau, chung tay tiếp sức cho tuyến đầu, cho các bệnh viện đang phong tỏa, cho những bệnh nhân nghèo chạy thận, những sinh viên “kẹt” giữa khu phố... Từng thùng đồ bảo hộ, khẩu trang chống dịch, nhu yếu phẩm, lương thực liên tục được người dân tiếp viện chất cao ngút ở khu vực giới hạn.

Hệ số lây nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng cao gấp 5 lần ổ dịch Bạch Mai

Ở khu phố bị phong tỏa, các bà các mẹ bưng cơm nóng canh ngọt cho những chiến sĩ bộ đội, dân quân đang gồng gánh hàng tiếp viện. Có thể hình dung mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi khu vực cách ly được bao bọc xung quanh bởi những lớp chiến hào.
Trong cuộc chiến ấy, niềm tin chiến thắng đang dâng cao khi bên trong khu cách ly, các y bác sĩ “báo cáo” bằng hình ảnh rằng họ vẫn mạnh khỏe, kiên cường, không thiếu thốn thứ gì, đang chiến đấu từng ngày từng giờ vì chính những người mình yêu thương, vì “gia đình đang chờ chúng ta trở về”. Nhưng trên không gian mạng, niềm tin ấy đôi khi bị khỏa lấp bởi những lời “bàn ra tán vào” và mang tính kỳ thị người nhiễm Covid-19, đặc biệt là người ở Đà Nẵng, người về từ Đà Nẵng. Để rồi, những ý kiến tiêu cực kiểu như thế bị chính cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt...
Người con Đà Nẵng nào không xót xa khi thành phố năng động nhất miền Trung bỗng vắng tanh theo “mệnh lệnh” chống dịch, nhà cách ly với nhà, phố giãn cách theo phố. Nhưng cũng ở đó, câu chuyện tình người liên tục được chia sẻ, lan tỏa cho nhau năng lượng tích cực nhất. Và trong những ngày tháng căng thẳng ấy, cộng đồng cả nước lại đang đứng bên cạnh người dân vùng tâm dịch, để vững tin.

Sinh viên Đà Nẵng tất bật dọn dẹp, nhường ký túc xá làm nơi cách ly chống Covid-19

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.