• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Đại Lễ tưởng niệm 710 năm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

05/12/2018 03:21 GMT+7

Trong 2 ngày 6-7/12/2018, tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử sẽ diễn ra chương trình Đại Lễ tưởng niệm 710 năm Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn và Hội thảo Khoa học Quốc tế “Trần Nhân Tông và Phật Giáo Trúc Lâm – đặc sắc tư tưởng văn hóa”.

Bài: PV

 

a 3

 

Chương trình do Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh đồng chủ trì. Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, phối hợp với Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm và Viện Trần Nhân Tông tổ chức triển khai.

Nằm trong khuôn khổ chương trình, vào ngày 6/12/2018 sẽ diễn ra Lễ Tưởng Niệm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông (9h00-11h00) và Đại lễ Cầu Siêu (13h00-16h00) tại chùa Ngọa Vân, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.

Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là người có nhiều đóng góp và có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Với Đời – Ngài là vị vua anh minh kiệt xuất, đã lãnh đạo đoàn kết nhân dân hai lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, một đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Chiến thắng ấy còn mãi mãi khắc ghi trong lịch sử vàng dân tộc. Sau khi nhường ngôi báu cho người kế vị, Ngài đã dành tâm huyết để xây dựng và thực thi kế sách khoan hòa trong nhân dân, đề ra chính sách dưỡng dân, an dân để xây dựng, phát triển mở mang đất nước.

Với Đạo – Ngài là Thiền sư đắc đạo, là người sáng lập và lãnh đạo Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo thống nhất riêng có của người Việt Nam. Với tấm lòng vì dân, với nhãn quan của một vị vua minh triết, một nhà sư giác ngộ, Ngài chủ trương xây Đạo để nuôi dưỡng, phát huy nhân tâm thuận hòa trong trăm họ, xây dựng, bồi đắp tính độc lập, sức tự cường, vun bồi sự hòa hợp trong thế gian, hòa hợp vua tôi, hòa hợp cha con, hòa hợp vợ chồng, hòa hợp trong gia đình, hòa hợp quốc gia…Tư tưởng ấy là cội rễ làm nên sức mạnh lâu bền của dân tộc, theo thời gian đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Cũng trong ngày 6/12 sẽ diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế “Trần Nhân Tông và Phật Giáo Trúc Lâm – Đặc sắc Tư Tưởng Văn Hóa” tại Trung Tâm Văn Hóa Trúc Lâm, Uông Bí, Quảng Ninh. Hơn 400 nhà khoa học, đại diện nhiều đơn vị học thuật trong và ngoài nước đã đăng ký tham dự hội thảo, với hơn 135 tham luận, trong đó có 34 tham luận của các học giả đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hội thảo tập trung vào các chủ đề : Hành trang, đặc sắc tư tưởng, văn hóa của Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm; vai trò, ảnh hưởng trong lịch sử, hiện tại và xu hướng tương lai; Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực và trên Thế giới – tiếp cận địa văn hóa và nghiên cứu so sánh; Phật giáo và các vấn đề đời sống con người đương đại.

Lễ Truyền Đăng “Phật Giáo Trúc Lâm – Hội Tụ và Lan Tỏa” tại Trụ sở Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh – sân lễ hội Chùa Trình, Quảng Ninh diễn ra từ 19h00 – 22h00.

 

Các hoạt động diễn ra trong ngày 7/12/2018

Lễ cúng Phật, cúng Tổ và nhiễu tháp Phật Hoàng tại chùa Hoa Yên, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí: vào hồi 00h00.

Lễ Tưởng Niệm 710 năm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn và khánh thành giai đoạn I Cung Trúc Lâm –   tại , Trung Tâm Văn Hóa Trúc Lâm từ 8h30-11h00.

Nhân dịp này BTC đưa ra chương trình: miễn phí vé tham quan khu danh thắng Yên Tử 40.000đ/người cho đạibiểu, Phật tử và nhân dân trong 2 ngày 6 & 7 tháng 12, 2018. Đặc biệt vào ngày giỗ Phật Hoàng, vé cáp treo riêng ngày 7/12/2018 tại Yên Tử được áp dụng đồng giá vé 150.000đ/người/bất kỳ tuyến cáp treo cho tất cả khách hành hương.

Hòa mình cùng chương trình đại lễ, tại làng Hành Hương Yên Tử - thuộc Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm, diễn ra các chương trình:+ Buffet chay tại nhà hàng Cơm Chay Làng Nương, cánh phải đình làng, phục vụ bữa trưa và tối ba ngày 5- 7/12 dương lịch. Nhà hàng Chợ Quê: phục vụ cơm chay và mặn bữa sáng, trưa và tối hàng ngày…

 

Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm

 

Trung tam van hoa Truc Lam

 

Cảm hứng từ Huệ Quang Kim Tháp và các di sản của Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử đã giúp nhà thiết kế nổi tiếng Thế giới Bill Bensley và những nghệ nhân Việt Nam thời nay thực sự thăng hoa và sáng tạo nên Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm có một không hai dưới chân núi Yên Tử mang “hồn Việt, nét Trần, và tinh thần Thiền Trúc Lâm” bao gồm các hạng mục văn hóa, khu nghỉ Làng Hành Hương Yên Tử với 400 giường, khu nghỉ dưỡng cao cấp Legacy Yên Tử - MGallery by Sofitel với 133 phòng sang trọng, 4 nhà hàng phục vụ ẩm thực truyền thống và hương vị Á Âu phong phú, địa điểm phục vụ hội nghị hội thảo trong và ngoài trời lên tới 10.000 người và các hoạt động trải nghiệm giải trí văn hóa đa dạng tại sân đình làng mỗi ngày.

Top
Top