Valentine là ngày dành cho các cặp tình nhân đang yêu, thế nhưng cộng đồng “ế đậm sâu” hay "ế bền vững" ở Sài Gòn lại có cái nhìn khác và khá dí dỏm. Với nhiều người độc thân, đó là một ngày như mọi ngày.
Nhiều bạn trẻ độc thân ở Sài Gòn cho biết họ không quan tâm đến ngày Valentine
Ảnh minh họa: Shutterstock
“Ghen tị với mấy bạn có bồ lắm”
Bạn Ngọc Dung (24 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng ngày Lễ Tình nhân cũng như những ngày bình thường như bao ngày khác. Bởi đến thời điểm hiện tại Dung thuộc dạng “ế bền vững” so với bạn bè cùng trang lứa.
Cô vẫn hay nhắc lại kỷ niệm ngày đi chơi Valentine đầu tiên trong đời, vốn cũng là lần cuối cho đến thời điểm này là tận hồi năm học lớp 9. Lúc đó, Dung có quen cậu bạn cùng cấp. Đến ngày Valentine cậu bạn rủ đi chơi ôn lại kỷ niệm yêu nhau và kết thúc bằng cái hôn trên má khiến Dung mãi không bao giờ quên được.
Tuy vậy, đó là câu chuyện tình yêu tuổi học trò cách đây 10 năm của Dung. Cứ đến mùa Valentine 14.2 là Dung lại được gán danh là dân “FA” chính hiệu.
10 năm không biết Valentine là gì nhưng Dung nghĩ rằng: “Lâu lâu cho người yêu nhau có ngày đặc biệt cũng hay. Như kiểu ngày của cha, ngày của mẹ thôi. Người ‘FA’ (forever available, tạm dịch "ế bền vững" - NV) cũng có tình yêu mà, ví dụ yêu đơn phương thì cũng là tình yêu, nên tôn vinh tình yêu. Cái gì cũng cần có một ngày tôn vinh trong năm thì hay”.
Nói là như vậy nhưng mỗi khi đến Lễ Tình nhân, Dung cũng thú thật là ghét thậm chí có lúc ghen tị với những cặp đôi đang yêu: “Đại loại là ngày đó rủ bạn đi chơi thì bị từ chối vì mắc đi với người yêu rồi, hơi hụt hẫng xíu. Còn ghen tị chắc cũng phải đợi đến ngày 14.2 mới có mà hầu như là tôi ghen với mọi người mỗi ngày”.
Chỉ là một ngày bình thường sẽ phải đến thôi!
Còn bạn Hoàng Diễm (24 tuổi, ngụ Q.10) dí dỏm chia sẻ về sự “ế” của mình như là trải qua 24 mùa lá đổ nhưng chưa từng nắm cổ tay ai. Diễm cho rằng nhiều khi cô không quan tâm đến Lễ Tình nhân. Với Diễm, ngày 14.2, cô vẫn làm việc, sinh hoạt như tất cả mọi ngày. Sáng thức dậy, đi học, đi làm, ăn và ngủ, rảnh thì cà phê với bạn bè vì Diễm không cần... sự khác biệt.
\n
Người cô đơn xem ngày 14.2 cũng là một ngày bình thường như bao ngày khác Ảnh minh họa: Shutterstock
“Dù không được ai tặng hoa, tặng quà thì tôi vẫn có thể làm cho nó trở nên đặc biệt theo cách của riêng mình. Đại loại như rủ đứa bạn cùng ế đi cà phê”, Diễm cho hay.
tin liên quan
Valentine: Chuyện tình cô gái Sài Gòn lấy chồng Mỹ trồng rau, nuôi gà bên nhauTheo quan điểm của Diễm, ai cũng có cách chọn cho mình một cuộc sống riêng. Valentine cũng vậy, đó chỉ là một ngày bình thường sẽ phải đến mỗi năm. Nhưng với một số người, vị ngọt của chocolate trong ngày này là cách thể hiện sự yêu thương đặc biệt hơn rất nhiều so với ngày thường. Đó chính là sự cảm nhận khác biệt của mỗi người trong ngày tình nhân 14.2.
Đồng suy nghĩ và hoàn cảnh với Diễm là Khánh Linh (sinh viên Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM). Bởi Khánh Linh cảm thấy không có gì đặc biệt ở những ngày lễ như vậy. Đã độc thân thì có quan trọng gì đến việc nghĩ đến Lễ Tình nhân, Linh cho biết. Theo cô, ngày này không mang lại điểm nhấn gì đặc biệt đối với tình yêu đôi lứa. Ngày 14.2 có cũng được mà không có cũng không thành vấn đề.
Hiện tại, Linh cảm thấy sự độc thân cũng có cái vui riêng. Linh không bị gò bó mà được thoải mái vui chơi cùng bạn bè và ít nhất cũng không bị đau khổ khi không may phải chia tay người yêu.
“Nếu mình có người yêu thì ngày nào cũng là ngày Valentine hết, không cần phải lạnh nhạt cả năm rồi tới hôm đó mới lãng mạn, như vậy vô nghĩa lắm”, Khánh Linh chia sẻ.
Với anh Sơn và chị Helen mỗi ngày trôi qua đều là những kỷ niệm đẹp, họ luôn muốn cuộc sống trôi qua một cách đáng nhớ. Hiện tại, ở Ukraine đang diễn ra xung đột, anh Sơn mong yên bình sớm trở lại vì đây là nơi anh sinh ra và lớn lên.
Công an Q.Đống Đa (Hà Nội) đang chờ kết quả giám định thương tích của nam nhân viên quán lẩu nướng bị chủ và đồng nghiệp đánh hội đồng đến biến dạng khuôn mặt vì xin nghỉ việc. Bước đầu, nhóm nghi phạm đã thừa nhận hành vi của mình.
Nổi tiếng với nghề đóng tàu từ hơn 700 năm qua, nhưng làng nghề Trung Kiên (xã Nghi Thiết, H.Nghi Lộc, Nghệ An) đang đối mặt với nguy cơ rã nghề khi ngư dân không còn muốn đóng tàu để vươn khơi.
Trung tá Bùi Văn Nhiên, quân nhân chuyên nghiệp ở Nhà máy Z195, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, người đã qua đời hôm 26.6 vì kiệt sức sau khi cứu một cháu bé bị đuối nước, đã được truy thăng quân hàm thượng tá.
Từng “lỡ một chuyến đò” và có 4 đứa con, chị Nguyễn Thị Ngọc (31 tuổi, quê Hải Phòng) nay hạnh phúc với cuộc hôn nhân mới, bên người chồng sinh năm 2000. Cư dân mạng chúc phúc cho họ khi biết cả hai đến với nhau bằng tình yêu nhờ một clip trên mạng.
6 gia đình ở làng nghèo Kloong, xã biên giới Ia O, H.Ia Grai (Gia Lai) có 7 người thân bị lừa sang Campuchia với lời đường mật thu nhập 18 triệu đồng/tháng đang khóc cạn nước mắt.
Để tránh thời tiếtnắng nóng khắc nghiệt lên tới 39 độ C vào ban ngày, nhiều nông dân ở Hà Tĩnh đã chọn cách ra đồng vào ban đêm và buổi sáng sớm để cấy lúa, lấy nước cho đồng ruộng.
Lần đầu tiên được phát sóng trên các kênh của Báo Thanh Niên, đi kèm nhiều đổi mới về mặt nội dung, chương trình Tôi yêu chợ Việt mùa 7 tạo được hàng loạt điểm nhấn sau những tập đầu lên sóng.
Trong hành trình “Tỉnh thức là có thể” tại TP.Buôn Ma Thuột, hệ sinh thái sản phẩm phục vụ Lối sống Tỉnh thức khác biệt, đặc biệt của Trung Nguyên Legend đã được ra mắt.
Tin tức về Nâng hạng thị trường chứng khoán để hút vốn ngoại; Có nên chuyển KCX Tân Thuận thành khu công nghệ, đất ở?; Chuộc người từ bên kia biên giới... là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 29.6.2022.