Đang chạy xe thấy CSGT đo nồng độ cồn, xuống dắt bộ có 'né' được không?

07/01/2020 11:49 GMT+7

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100 đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận thời gian qua. Nhiều người mách nhau nếu thấy CSGT đo nồng độ cồn thì xuống dắt bộ để 'né'. Vậy có chắc là sẽ 'né' được?

Những ngày qua, việc Nghị định 100 tăng mức xử phạt với nhiều lỗi vi phạm, đặc biệt là lỗi có nồng độ cồn trong hơi thở khi chạy xe khiến nhiều người bàn nhau tìm cách "né" chốt CSGT đo nồng độ cồn

Uống 3 chai bia bị CSGT xử phạt, giam xe ngay ngày đầu năm 2020

Dân mạng bày nhau mua áo của xe ôm công nghệ như Go-Viet hay GrabBike, người thì mách nước hãy xuống dắt bộ để CSGT không có căn cứ xử phạt. Người thì cho rằng để xe lại đó và chạy đi nơi khác vì dù sao mức phạt không chấp hành hiệu lệnh cũng nhẹ hơn với mức phạt cồn. Vậy các chiêu này có thực sự là "né" được việc CSGT đo nồng độ cồn?
Trả lời phóng viên, lãnh đạo một đội CSGT cho biết, thực tế trong xử lý vi phạm nồng độ cồn, nhiều xe ôm công nghệ cũng bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nếu thấy có biểu hiện say xỉn như: mắt lờ đờ, đeo khẩu trang, tay lái loạng choạng, quên bật đèn xe... nên không phải mặc áo của xe ôm công nghệ là "né" được CSGT.
Còn việc thấy chốt CSGT kiểm tra nồng độ cồn mà quăng xe bỏ chạy thì mức xử phạt tương đương với mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất. Riêng việc xuống xe dắt bộ qua chốt cũng chưa chắc "né" được CSGT.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đang được dư luận quan tâm

Độc Lập

"Các chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn, ngoài camera cầm tay, nhiều CSGT còn đeo camera trước ngực nên có thể sẽ ghi hình được người chạy xe trước khi xuống dắt bộ. Hình ảnh đó sẽ được sử dụng làm căn cứ xử phạt", vị lãnh đạo đội chia sẻ. 
Do đó, về nguyên tắc CSGT chỉ yêu cầu người đi ô tô, xe máy, xe đạp thổi nồng độ cồn, nhưng với những người thấy chốt CSGT mới xuống xe dắt bộ thì chưa chắc đã "né" được vì rất dễ lọt vào tầm ngắm của nhiều camera ở hiện trường.

Uống nửa lon bia, tài xế choáng váng vì bị CSGT tước bằng lái 11 tháng

Ngoài ra, nhiều CSGT cũng "cứng" với người cố lầy bằng cách đi bộ theo tới cùng để những người có biểu hiện say xỉn không tiếp tục chạy xe.
Thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho rằng, quan trọng nhất là cách mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác, thay vì cố tìm cách "lách" luật".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.