• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Đánh bay cơn đau khi sử dụng đôi giày mới

19/12/2018 09:06 GMT+7

Cơn đau đến từ những đôi giày mới thật sự là nỗi ám ảnh cho người bạn gái. Hãy thử những tips sau để “giải thoát” bản thân khỏi mớ bòng bong đấy nhé.

Lược dịch: herworld.com

 

Ai mà chả thích những đôi giày mới nhưng sự đau đớn của chúng gây ra lại không thể bỏ qua. Bài viết sẽ dẫn ra 3 nguyên nhân chính khiến chân bạn đau nhức và biện pháp để giải quyết chúng.

 

Phần đế quá trơn

Những đôi giày đắt tiền lại thường rơi vào trường hợp này hơn vì phần đế được chăm chút kỹ lưỡng và quá sáng bóng. Khi đó, mọi việc khá là phiền phức khi bạn phải dồn nhiều lực hơn và các ngón chân để cố định trọng lực, từ đó vô tình tạo sức nặng quá sức lên đôi chân. Chưa kể, bạn sẽ dễ dàng té ngã hay thậm chí nếu đi quá nhanh có thể dễ dàng bị trật cổ chân.

 

1

 

Giải pháp

Sử dụng giấy nhám

Đây là một biện pháp xử lí đơn giản và rẻ tiền nhất nhưng nó cũng sẽ khiến tinh thần bạn đau đớn theo đúng nghĩa đen. Ai lại muốn “phá hoại” đôi giày thiết kế xinh đẹp của mình chứ. Nhưng nếu bạn đủ can đảm thì chỉ cần dùng giấy nhám chà xát lên phần đế giày, những vết xước sẽ giảm bớt độ trơn cũng như tạo sự cố định tốt hơn cho đôi giày. Bạn sẽ không còn nơm nớp lo sợ sẽ bị lộn nhào nếu đi quá nhanh nữa.

Phủ lên một lớp chống trượt

Trong trường hợp giày của bạn được sơn màu đẹp đẽ như phần đế đỏ huyền thoại của Christian Louboutin, thì không thể nào sử dụng giấy nhám được rồi. Khi đó, tuyệt chiêu là sử dụng chai xịt đa năng (adhesive spray) có thể chống nước, chống dính... Dù chi phí không thật sự tiết kiệm nhưng để bảo vệ vẻ bóng bẩy thì đó là lựa chọn thích hợp nhất.

Keo xịt tóc tiện dụng

Một thay thế rẻ hơn cho chai xịt đa năng chính là keo xịt tóc. Chúng có tác dụng tương tự với phần đế của bạn.Nhưng lưu ý là đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ hết tác dụng khi tiếp xúc với nước, vì vậy, bạn phải chú ý xịt phủ liên tục.

 

Kích thước giày nhỏ

Vì quá yêu thích đôi giày trong mơ đã tìm kiếm bấy lâu, đôi khi bạn bất chấp việc chúng không phù hợp kích thước chân mà vẫn mua. Tuy nhiên, những ngón chân bó hẹp gây đau đớn quá nhiều khiến bạn ngậm ngùi “cất tủ” dù chưa kịp diện ra đường lần nào.

 

3

 

Giải pháp

Sử dụng máy sấy

Đây là một phương pháp mà hầu hết mọi người áp dụng. Mang một đôi với dày vào chân sau đó đi vào đôi giày mới của bạn và chỉnh máy sấy ở chế độ ấm rồi hướng vào phần bị chật của giày trong khoảng 30 giây. Khi giày trở nên nóng và dễ uốn hơn, bắt đầu đi bộ xung quanh phòng trong một phút để nới lỏng chúng. Tiếp tục sấy khô và đi bộ thêm một vài lần nữa cho đến khi bạn cảm thấy chúng đủ thoải mái để đi dạo trong thời gian dài. Hơi nóng sẽ làm giãn chất liệu vải của đôi giày trong khi, đôi tất sẽ kéo dài ra. Hãy thử một lần nhé.

Đông lạnh qua đêm

Nếu nhiệt nóng không hiệu quả, vì thì nhiệt lạnh thì như thế nào? Đổ nước vào 2 túi nilong sau đó bỏ vào giày sao cho chạm tới phần mũi, hãy thật nhẹ nhàng để không làm tét túi nilong nhé. Tiếp đó, cho giày vào ngăn đông của tủ lạnh. Nước sẽ đóng băng và mở rộng cũng như kéo dài phần ôm các ngón chân một cách thần kỳ.

Lưu ý: đổ đầy nước vào túi nhưng nhớ chừa một khoảng trống để không khí giãn nở. Đổ quá đầy có thể khiến túi nước vỡ tung và bạn có thể nói lời tạm biệt với đôi giày mới của mình rồi đấy. Ngoài ra, lời khuyên là bạn nên bắt đầu từ túi nước nhỏ trong trường hợp làm giày quá căng.

Dụng cụ nới rộng giày (shoe-stretcher)

Nếu bạn có một đôi giày da mới như da cừu, da bò hay da lộn và dĩ nhiên 2 phương pháp trên hoàn toàn có thể phá hỏng chúng, hãy tìm dụng cụ phù hợp. Đây chính là lúc sử dụng dụng cụ nới rộng giày chuyên dụng. Nhét vào lòng giày và để qua đêm. Để đạt kết quả tốt thì bạn nên sử dụng kèm dung dịch hoặc chai xịt hỗ trợ nới rông giày. Da được biết đến với độ dẻo dai, vì vậy, shoe-stretcher sẽ giúp mở rộng và tạo thêm không gian cho đôi chân của bạn.

Lưu ý: Điều này chỉ hoạt động nếu bạn kích cỡ giày ra thêm một nửa size nhưng nếu muốn hơn thế, bạn chỉ có thể mua một đôi giày mới.

 

Gây phồng rộp gót hoặc chuột rút bất ngờ

Đôi khi ngay cả một đôi có kích thước hoàn hảo, những vết phồng rộp và trầy xước vẫn xuất hiện do ma sát giữa chân và giày khiến bạn đau đớn. Một vài bí quyết làm mềm chất liệu sẽ mang đến cảm giác thoải mái hơn cho bạn.

 

4

 

Giải pháp

Gel dưỡng ẩm

 Trước khi bạn đi đôi giày mới, hãy bôi một vaseline lên các khu vực có vấn đề tiềm ẩn (trên cả bàn chân và trong lòng giày), chẳng hạn như gót, ngón chân và cạnh bàn chân. Gel hoạt động như một hàng rào bảo vệ chống lại bất kỳ ma sát nào có khả năng xảy ra. Hãy chọn loại hũ bỏ túi để có thể loại theo bên mình bất cứ lúc nào.

Nhúng vào xô nước

Phương pháp này hoạt động tốt hơn đối với màu tối, vì vậy đừng dại dột thử phương pháp này với chất liệu sáng màu. Nhúng đôi giày mới vào một xô nước trong 5 phút trước khi lau khô chúng ngay lập tức để ngăn chặn bất kỳ cơ hội biến màu nào. Phơi giày ở nơi riêng biệt trong ít nhất 1 giờ. Với phương pháp này, các phân tử nước được hấp thụ bởi giày da của bạn sẽ hỗ trợ cho việc đúc khuôn giày, cho phép chúng mở rộng nhanh hơn.

Lưu ý: Trước khi thử phương pháp này, hãy cho nó chạy thử bằng cách nhúng một chút nước vào một khu vực nhỏ để xem màu có bị lan ra không. Khuyến cáo bạn nên áp dụng thử ở phần bên trong để nếu có để lại dấu vết cũng không hiện ra ngoài.

Băng ngón chân của bạn

 Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các nữ diễn viên ba lê sẽ băng kínngón chân thứ 3 và 4 lại với nhau trước mỗi buổi tập chưa? Những ngón chân này phần cuối dây thần kinh nhạy cảm hơn sẽ góp phần gây ra nhiều đau đớn hơn. Băng chúng lại với nhau sẽ phân phối lại áp lực khiến thời gian múa kéo dài hơn.

Những đôi giày có mũi hẹp và nhọn gây đau đớn nhất vì chúng siết chặt các ngón chân của bạn với nhau. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng băng vải, loại thường dùng trong sơ cứu, để làm điều tương tự khi bạn mang các kiểu giày hẹp ở phần mũi giày. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng gây ra lên các ngón chân của bạn, đồng thời cũng giảm ma sát gây ra khi các ngón chân cọ xát vào nhau. Nó cũng hoạt động như một rào cản ngăn làn da tiếp xúc trực tiếp với giày ngăn ngừa phồng rộp.

Top
Top