Đẩy lùi chứng táo bón trong thai kỳ

13/12/2015 09:49 GMT+7

Bị táo bón khi mang thai khá phổ biến. Táo bón trong thai kỳ có liên quan đến việc thay đổi hoóc môn hoặc cũng có thể do kết quả của áp lực đè lên tử cung đưa xuống ruột, trực tràng.

Bị táo bón khi mang thai khá phổ biến. Táo bón trong thai kỳ có liên quan đến việc thay đổi hoóc môn hoặc cũng có thể do kết quả của áp lực đè lên tử cung đưa xuống ruột, trực tràng.

Ăn nhiều chất xơ giúp bà bầu tránh táo bón  khi mang thai - Ảnh minh họa: ShutterstockĂn nhiều chất xơ giúp bà bầu tránh táo bón khi mang thai - Ảnh minh họa: Shutterstock
Táo bón thường xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai. Thời điểm này, nồng độ hoóc môn progesterone trong cơ thể của bà bầu tăng lên. Việc thay đổi nồng độ progesterone làm chậm tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa, và từ đó làm tăng nguy cơ táo bón.
Một số biện pháp tự nhiên sau có thể giúp các bà bầu tránh được nguy cơ táo bón:
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ đem lại hiệu quả trong việc điều trị táo bón khi mang thai, theo một nghiên cứu năm 2004 đăng trên chuyên san Current Gastroenterology Reports.
Tác giả của nghiên cứu đã tìm thấy việc tăng các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống của bà bầu có tác dụng đẩy lùi chứng táo bón.
Chất xơ có 2 loại chính, gồm: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan.
Chất xơ không hòa tan có mặt trong hầu hết các rau quả, các loại hạt, chiếm 80% tổng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Tại dạ dày và ruột non, chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng thức ăn nên gây chán ăn, làm chậm tiêu hóa chất dinh dưỡng. Tới đại tràng, khối lượng phân tăng lên, sẽ gắn và hòa loãng chất gây ung thư, làm giảm nguy cơ ung thư đại - trực tràng. Chất xơ không hòa tan rút ngắn thời gian vận chuyển qua ruột, có tác dụng nhuận tràng nhưng không ảnh hưởng đáng kể tới lipid máu.
Trong khi đó, chất xơ hòa tan có trong các loại rau, quả độ nhớt cao: rau đay, rau mồng tơi, thanh long… Chất xơ hòa tan khi đi qua ruột sẽ tạo ra thể đông làm chậm quá trình hấp thu một số chất dinh dưỡng vào máu, đồng thời làm tăng độ xốp, mềm phân giúp đại tiện dễ dàng hơn. Vì vậy, chất xơ đặc biệt hữu ích trong việc trong việc điều trị táo bón khi mang thai.
Uống trà senna
Nghiên cứu năm 2004 của Current Gastroenterology Reports cũng cho thấy trà senna, mà đông y gọi là trà Phan Tả Diệp có thể giúp điều trị chứng táo bón khi mang thai, do loại trà này chứa nhiều anthraquinon - hợp chất đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả. 
Trà Phan Tả Diệp không ảnh hưởng đến bao tử và ruột non, chỉ có tác dụng tăng co bóp nhu động ruột già làm nát phân dễ dàng hơn.
Trà Phan Tả Diệp có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như đau bụng và buồn nôn, nên khi dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Uống nhiều nước giúp các bà bầu tránh được táo bón - Ảnh: Shutterstock
Tập thể dục và uống nhiều nước
Theo About, phụ nữ khi mang thai có thể bảo vệ mình chống lại táo bón bằng cách tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước. Đây là 2 phương pháp điều trị táo bón khá an toàn và hiệu quả.
Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% sẽ làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, nếu tỉ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc.
Vì vậy, các bà bầu luôn được khuyến cáo uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, thai phụ cần uống một cốc nước (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống từ 6 - 8 ly nước ở các dạng khác nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.