• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dễ dàng có nụ cười đẹp với răng sứ

26/09/2017 08:09 GMT+7

Rất nhiều người trưởng thành không có được hàm răng đẹp. Hàm răng có các vấn đề như răng không đều, sứt mẻ, răng thưa, hô hay nhiễm màu, đều có thể cải thiện đáng kể bằng phương pháp chỉnh nha hay phục hình sứ thẩm mỹ.

Bài: Hương Nguyễn

 

Răng sứ là gì?

Răng sứ là một dạng phục hình giúp tái tạo lại hàm răng và cải thiện nụ cười. Răng sứ gồm 1 lớp sườn ôm sát cùi răng, bên ngoài bao bọc bởi nhiều lớp sứ. Răng sứ mang lại một hàm răng đẹp tự nhiên với giá thành vừa phải. Răng sứ là một trong những lựa chọn cho những ai có hàm răng không đẹp (sứt mẻ, thưa, hô & móm, răng sâu, răng nhiễm màu kháng sinh…) mà các phương pháp điều trị khác không đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cá nhân. Thạc sỹ, bác sĩ Phan Thị Bảy (nha khoa Mỹ Nha) cho biết: “Đa số khách hàng đều được khám tư vấn chỉ định trám răng khi răng bị sâu, mẻ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với các đốm sâu răng nhỏ. Với các răng sâu lớn, vết mẻ lớn, có tổn thương tủy thì phương pháp bọc sứ sẽ mang lại hiệu quả cao cả về thẩm mỹ lẫn thời gian sử dụng”. Ngoài ra, phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp tái tạo hình dáng, màu sắc của răng và nụ cười như mong muốn hơn.

 

 MG 8901

Thạc sỹ, Bác sĩ Phan Thị Bảy - Giám đốc Nha khoa Mỹ Nha

 

Các phương pháp làm răng sứ

Có nhiều phương pháp bọc răng sứ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng và mục đích của việc bọc răng. Trường hợp mất một hoặc nhiều răng sẽ làm implant hoặc cầu răng (răng bị nhổ mất chân răng, sẽ mài đi hai hay nhiều hơn răng kế bên để làm bắc cầu răng). Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu thì sẽ mài bớt lớp men răng thật và làm mặt sứ dán vào. Răng sâu, bị vỡ lớn, nếu chỉ trám tái tạo sẽ không bền, bác sĩ nha khoa sẽ mài răng nhỏ lại và chụp răng sứ lên răng thật, phương pháp này gọi là mão sứ. Với các hàm có răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô thì sử dụng phương pháp chỉnh nha là tốt nhất. Mục đích của biện pháp bọc răng sứ nhằm phục hồi chức năng nhai của răng, chỉnh sửa hình dáng, kích thước răng, màu sắc răng, điều chỉnh hở lợi, cải thiện thẩm mỹ nu cười.

 

rang su

Răng sứ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng và nụ cười

 

Lợi và hại của răng sứ

Phục hình răng sứ là một trong các phương pháp phục hình nha khoa khắc phục được rất nhiều vấn đề về răng cùng lúc: (răng sứt mẻ, răng thưa, hô móm, răng nhiễm màu tetra, răng sâu, viêm tủy, mòn men...), hơn nữa lại có thể thực hiện trong thời gian ngắn, mang lại một hàm răng trắng đẹp tự nhiên. Tuy vậy, làm răng sứ cũng có một số hạn chế như tăng độ nhạy cảm của răng; Răng dễ tổn thương hơn, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng hoặc bị va đập hay răng có thể bị ê buốt… Ngoài ra, trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, trong quá trình mài có thể chạm đến tuỷ răng, buộc phải lấy tủy, khi đó răng sẽ không còn khoẻ như trước.

 

an-thuc-pham-mau-gay-nhiem-mau-tren-rang-3

 

Tuổi thọ của răng sứ

Răng sứ đúng quy chuẩn rất bền, tuy nhiên hiện nay có những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì chất lượng kém và còn gây hại tới sức khỏe của người sử dụng. Răng sứ bền thường là các loại răng được làm từ các hãng danh tiếng ở Châu Âu, Mỹ hay châu Á như: Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Nhật Bản… có tuổi thọ từ 5 đến 15 năm, có khi nhiều hơn. Răng sứ kim loại có độ bền từ trên 10 năm, như răng sứ Dsign của Thụy Sĩ, răng sứ Vita của Đức, răng sứ Ceramco của Mỹ, Noritake của Nhật. Răng sứ khung sườn Zirconia với công nghệ CAD/CAM của Đức có độ bền từ 12 đến 25 năm. Độ bền của răng sứ còn phụ thuộc vào thói quen chăm sóc, sử dụng răng của mỗi người. Hiện nay, phương pháp tiên tiến nhất được áp dụng tại Việt Nam là làm răng sứ bằng vật liệu công nghệ cao với kỹ thuật Scan và CAD/CAM hàng đầu thế giới của Châu âu, Mỹ…CAD/CAM là kỹ thuật làm răng sứ với sự hỗ trợ của máy tính và máy phay chuyên dụng. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao; tăng độ khít sát của cùi răng với phục hình, bên cạnh đó giảm được việc mài nhiều mô răng do tính công nghệ mới, vật liệu mới toàn sứ của Châu Âu, Mỹ. Chỉ cần mài chỉnh từ 0,3 - 0,5 mm thay vì 0,6 - 1,8 mm khi làm răng sứ kim loại. Ngoài ra, tuổi thọ của răng sứ còn phụ thuộc vào quy trình, công nghệ phục hình răng và tay nghề của bác sĩ nha khoa. Bên cạnh đó, trình trạng của răng thật như răng đã lấy tủy hay sống tủy, mô răng còn nhiều hay ít, tình trạng của khớp cắn, răng còn nhiều hay ít... cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ.

 

clevelanddentist

 

Có biến chứng không?

Làm răng sứ có gây đau ê khi bắt đầu làm, nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào độ nhạy cảm của từng người và tay nghề bác sĩ. Nhiều trường hợp khách hàng chia sẻ là không đau như họ tưởng. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng răng thật khỏe mạnh vẫn là răng tốt nhất. Chỉ nên làm răng sứ khi thật sự cần thiết. Và nếu cần phải làm răng sứ do chẳng may răng bạn bị gãy vỡ hay mất răng, răng bị lệch lạc hay sậm màu thì bạn cần tìm hiểu và chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề thực sự tốt. Biến chứng trong phục hình răng sứ rất hiếm xảy ra nếu bác sĩ khám và chẩn đoán đúng, điều trị đúng chỉ định và labo phục hình sứ sử dụng đúng nguyên vật liệu chính hãng, làm đúng kỹ thuật.

 

Bảo quản răng sứ

- Trong ăn uống, cần tránh thực phẩm quá dai hoặc quá cứng vì có thể sẽ làm răng bị vỡ mẻ. Không sử dụng răng để cạy, mở, cắn xé vật cứng như đá lạnh, nắp vỏ bia… Nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ uống sậm màu như trà, café, coca. Những thực phẩm này dễ gây sâu răng, làm xỉn màu của răng sứ. Ngoài ra hút thuốc lá cũng là một thói quen xấu gây hại cho sức khỏe và làm răng xỉn màu.

- Vệ sinh răng miệng. Đây là cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất để bảo vệ răng sứ. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trên răng, sau đó chải răng bằng bàn chải mềm để làm sạch răng hoàn toàn. Dùng nước muối hay dung dịch nước súc miệng để làm sạch khoang miệng ở bước cuối cùng giúp loại bỏ vi khuẩn, giữ cho khoang miệng sạch. Có thể mát xa nướu răng bằng đầu ngón tay ở vị trí răng sứ giúp máu lưu thông tốt, nướu nhanh thích nghi với răng sứ, ôm khít lấy răng sứ.

- Thăm khám định kỳ tại cơ sở nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để bác sỹ kiểm tra tình trạng răng miệng. Ngoài việc sớm phát hiện các vấn đề liên quan tới răng miệng, bác sĩ còn kiểm tra tình trạng của răng sứ như khả năng ăn nhai. Khi xảy ra tình trạng nướu không ôm khít với mão răng sứ, đường viền quanh nướu hoặc kẽ răng xuất hiện mảng bám hoặc thức ăn rất dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng tới độ bền của răng. Bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý để loại bỏ mảng bám và giúp viền nướu ôm khít lại, giữ răng chắc chắn.

Top
Top