2. Về cấu trúc, cách ra đề khá quen thuộc: một câu kiểm tra kiến thức giáo khoa, một câu phân tích tác phẩm thơ, một câu phân tích tác phẩm văn xuôi. Riêng với học sinh theo chương trình phân ban thí điểm có thể chọn thêm câu về thể loại bi kịch với kiến thức lí luận văn học.
3. Về khả năng vận dụng kiến thức và cảm thụ văn học: đề thi không chỉ đơn thuần yêu cầu tái hiện kiến thức, mà phải biết vận dụng chúng trong những thao tác phân tích, tổng hợp kết hợp với năng lực cảm thụ. Điều đó có thể hạn chế được tình trạng sao chép dễ dàng tài liệu có sẵn. Trong mỗi câu hỏi 1,2,3 đều có những ý nhỏ đi sâu vào cả nội dung và hình thức tác phẩm. Ở mức độ này, đề thi mang tính phân loại trình độ học sinh ngay trong từng câu.
4. Về kĩ năng kiểu bài: đề thi đòi hỏi học sinh biết sử dụng nhiều kỹ năng của các kiểu bài khác nhau: phân tích hình tượng văn học (hình tượng sóng, hình tượng cây xà nu), trình bày cảm nghĩ.
5. Riêng đối với câu 3b dành cho học sinh theo chương trình phân ban thí điểm là một câu hay và không dễ, nhưng không phải là câu bắt buộc (kể cả với học sinh học chương trình phân ban). Câu này yêu cầu hiểu biết về thể loại bi kịch, đặc trưng nhân vật bi kịch – vấn đề mới, mang tính lí luận. Nó đòi hỏi học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận kết hợp với năng lực cảm thụ văn chương. Đây là loại câu hỏi có tính chất phân loại đối tượng rõ rệt.
6. Tóm lại: đề thi đáp ứng được những tiêu chí cơ bản về việc ra đề theo phương thức đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không vượt ngoài chương trình và sách giáo khoa THPT, không có tính đánh đố học sinh; đề thi chia làm nhiều phần để diện kiểm tra về kiến thức và kĩ năng được rộng hơn. Tuy nhiên các vấn đề gây ấn tượng là đã khá quen thuộc.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân
Giảng viên Trường CĐ Sư phạm TP.HCM