Hy Lạp vẫn là tâm điểm của khủng hoảng tài chính ở châu Âu. Bà Merkel lại được coi là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng quyết định cho giải pháp đối phó khủng hoảng của EU. Qua đó thấy rõ là chính phủ Hy Lạp muốn nhờ cậy EU để thoát khủng hoảng thì phải tranh thủ bà Merkel. Ngược lại, vị thế quyền lực của bà ở Đức và EU phụ thuộc vào việc khối có cứu được Hy Lạp hay không. Chính phủ Đức cam kết đóng góp và bảo lãnh tài chính nhiều nhất cho các cơ chế tài chính được EU thành lập nhằm đối phó khủng hoảng và cứu các thành viên. Nếu EU không cứu được Hy Lạp thì cử tri Đức sẽ hiểu là đường lối chính sách của bà Merkel không đúng và những chia sẻ gánh nặng tài chính mà họ gánh chịu cho Hy Lạp và EU là vô ích. Khi đó, nữ Thủ tướng sẽ rất khó duy trì được quyền lực trong cuộc bầu cử quốc hội trong năm tới.
Vì thế, bà Merkel phải đến Hy Lạp để khẳng định quyết tâm của EU và Đức giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời cũng nhằm trang trải dư luận Đức khi tiếp tục kiên định những điều kiện ngặt nghèo của EU đối với Hy Lạp. Đối ngoại phục vụ cho đối nội như thế đấy.
Thảo Nguyên
>> Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam
>> EU cảnh báo nhiều cơ sở hạt nhân Pháp
>> Mỹ, EU thanh tra doanh nghiệp nông, thủy sản Việt Nam
Bình luận (0)