Dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế đang được quan tâm

08/04/2019 09:00 GMT+7

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2018, Bộ Y tế công bố, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người ra nước ngoài khám và chữa bệnh với chi phí hơn 2 tỉ USD.

Việc lựa chọn dịch vụ y tế chất lượng cao không chỉ bởi trình độ của đội ngũ bác sĩ, thiết bị…, mà còn là môi trường an toàn cho người bệnh khi điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh chồng bệnh!

Câu chuyện quá tải đã được nêu ra tại nhiều kỳ họp của Quốc hội, Chính phủ nhưng… chưa có tín hiệu về giải pháp, nói gì đến thực tế! Dù biết quá tải, chật chội, thiết bị lạc hậu…, nhưng khi có bệnh, ông T.B (Q.3, TP.HCM) vẫn phải sáng đi - tối về vì: “Thà chịu nắng và bụi từ nhà đến bệnh viện còn hơn nằm ở đó. Có lúc 2 người/giường, có khi 3 người/giường. Nhìn cảnh bệnh nhân nằm sấp lớp dưới nền nhà mà bệnh muốn nặng thêm. Thôi, về nhà cho lành”, ông B. tâm sự.
Dân dã nói là vậy cho dễ hiểu. Hiện trạng quá tải tại các bệnh viện hiện nay còn là sức ép về chuyên môn, tâm lý cho đội ngũ chuyên môn. Ngoài ra, với giới chuyên môn, sự quá tải còn phát sinh hiện tượng “bệnh chồng bệnh” mà yếu tố tác động chính là lây nhiễm chéo. Giới y khoa quen gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, tỷ lệ NKBV khoảng 5-10% ở các nước phát triển và lên đến 20% ở các nước đang phát triển, tiêu tốn thêm hàng tỉ USD viện phí. Mỗi năm trên toàn cầu, có 30 triệu người lớn, 1,2 triệu trẻ em và 3 triệu trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết với tác hại thật khủng khiếp: 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh đã tử vong.
Một nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho thấy, NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện của nhiều bệnh nhân bị bệnh nan y là 15 ngày. Với viện phí trung bình mỗi ngày là 192.000 đồng, ước tính chi phí phát sinh do NKBV khoảng 2,88 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ của nhiều người nhưng nguy hại hơn là ngoài bệnh chính, người bệnh phải gánh thêm một hoặc nhiều “bệnh phụ” do tác động của NKBV trong thời gian nằm viện như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật, Nhiễm trùng máu, Viêm phổi (một bệnh nhiễm trùng phổi), Clostridium Difficile (vi trùng gây tiêu chảy, thường xảy ra ở bệnh nhân dùng kháng sinh).
Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị theo tiêu chuẩn Mỹ
Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Việt Nam mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều trị theo tiêu chuẩn Mỹ

Sẵn sàng chi nhiều hơn để đến những bệnh viện “chuẩn quốc tế”

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP.HCM cho rằng, càng ngày người dân càng ý thức cao hơn trong việc chăm sóc sức khỏe nên việc chọn lựa khám chữa bệnh tại các bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế là điều tất yếu, nhất là với những người bệnh có điều kiện về tài chính.
Trong 10 năm trở lại đây, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh với dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế, hạn chế NKBV ở tỷ lệ thấp nhất, đã có hơn chục bệnh viện hiện đại xuất hiện tại các đô thị lớn với hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị y tế và môi trường “khách sạn 5”. Mới đây nhất là Bệnh viện quốc tế Mỹ AIH (quận 2, TP.HCM), cung cấp dịch vụ y tế tiêu chuẩn Mỹ vừa được đưa vào hoạt động.
Chia sẻ về nỗi lo NKBV của nhiều bệnh nhân, TS-BS Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại tổng quát AIH, cho biết: “Với các trường hợp mổ lớn, đặc biệt các ca phẫu thuật ung thư, nhiều bệnh nhân được phẫu thuật thành công nhưng sau đó lại bị NKBV tại chính cơ sở y tế đó khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có trường hợp tử vong. Vì vậy, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phải được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng được “khoa không kháng sinh”, trước hết phải thành công trong việc xây dựng quy trình IC (hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn - Infection Control), kiểm soát chất lượng không khí, nước, thiết bị phẫu thuật, dụng cụ y tế, đồ vải... Nhờ đó, hầu hết bệnh nhân phẫu thuật chỉ cần sử dụng rất ít kháng sinh dự phòng, thậm chí không cần dùng đến và có thể tiết kiệm tới cả trăm triệu đồng”.
Mô hình đường đi một chiều theo quy trình IC (Infection Control) góp phần đảm bảo công tác vô trùng, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật
Mô hình đường đi một chiều theo quy trình IC (Infection Control) góp phần đảm bảo công tác vô trùng, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật
Mang dịch vụ y tế tiêu chuẩn Mỹ vào Việt Nam
Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (quận 2, TPHCM) áp dụng tiêu chuẩn JCI (Joint Commission International - tên của tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Hoa Kỳ hoạt động từ năm 1994), lấy bệnh nhân làm trung tâm, chú trọng vào an toàn, chất lượng chăm sóc y tế và hệ thống quản lý chất lượng; quyền và nghĩa vụ, giáo dục, truyền thông, tâm lý, văn hóa của bệnh nhân, thân nhân và cả nhân viên y tế.
Hiện tại, bệnh viện nhận được sự hỗ trợ và cố vấn trực tiếp về mặt chuyên môn của các giáo sư đầu ngành về tiêu hóa - gan mật, ngoại tổng quát từ hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ - Johns Hopkins Medicine International, Dignity Health International và các trường đại học danh tiếng như Đại học Stanford của Mỹ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.