Điểm mặt thực phẩm 'xấu' cho sức khỏe

16/12/2014 10:15 GMT+7

(TNO) Thật khó để khẳng định thực phẩm "tốt" hay "xấu" nếu dựa vào các thông tin dinh dưỡng in trên bao bì.

(TNO) Thật khó để khẳng định thực phẩm "tốt" hay "xấu" nếu dựa vào các thông tin dinh dưỡng in trên bao bì.

Khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư được hình thành khi thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao - Ảnh: Shutterstock
Các nhà sản xuất thường không tiết lộ quá nhiều thông tin, đặc biệt khi nói đến hàm lượng chất béo. Tuy nhiên, có một số loại chất béo không cần phải tránh, bởi nó có ích cho sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Keri Glassman tại New York (Mỹ) cho biết cơ thể chúng ta cần chất béo để hoạt động đúng và điều đó có nghĩa chúng ta phải ăn chất béo mỗi ngày. Chất béo cung cấp cho cơ thể năng lượng, cho phép các kích thích tố làm việc đúng cách, cách ly cơ thể khỏi cái lạnh, và bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết chọn chất béo “tốt”.
Các chất béo “tốt” gồm: chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa và axit béo thiết yếu. Chất béo không bão hòa đơn (dầu ô liu, dầu hạt lanh và các loại hạt) giúp tăng hàm lượng cholesterol “tốt” và làm giảm hàm lượng cholesterol “xấu”. Chất béo không bão hòa đa (dầu bắp, dầu mè, dầu hướng dương, các loại hạt và ngũ cốc) giúp làm giảm cholesterol. Và axit béo thiết yếu (cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt lanh, dầu hướng dương), giúp làm giảm nguy cơ phát triển các cục máu đông, viêm khớp, ung thư, bệnh tim và huyết áp cao.
Các chất béo “xấu” gồm: chất béo bão hòa và chất béo trans. Chuyên gia Glassman cho biết các chất béo “xấu” có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm “xấu” sau:
Xúc xích. Để giữ thịt tươi lâu, nhà sản xuất phải ướp muối hoặc sử dụng một số hóa chất, do đó thực phẩm này rõ ràng chứa hàm lượng natri đáng kể. Ngoài ra, xúc xích còn chứa rất nhiều chất béo bão hòa, làm tăng mức cholesterol “xấu” trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ xúc xích quá mức có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột kết.
Thịt xông khói. Thịt xông khói có thể là một trong những món ăn ngon nhất trên trái đất, nhưng rủi thay nó lại gây hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Món ăn này không chỉ chứa lượng natri khá cao mà còn mang cả yếu tố khói, nên có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim. Thịt xông khói cũng chứa rất nhiều các chất béo bão hòa - tác nhân gây ra các vấn đề về tim mạch.
Thực phẩm đông lạnh. Đây là ý tưởng tuyệt vời để nhanh chóng có được bữa ăn thuận tiện. Tuy nhiên, các thực phẩm đông lạnh chứa rất nhiều chất béo, calo và natri. Bữa ăn tối với thực phẩm đông lạnh dù chứa ít chất béo cũng không bao giờ được xem là lành mạnh.
Thịt nguội chứa nhiều các chất bảo quản và natri không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Bánh mì kẹp thịt. Những chiếc bánh hamburger trong nhà hàng trung bình chứa tới 20% chất béo, trong đó có 1/5 là mỡ động vật, cholesterol và các thành phần không lành mạnh khác. Nếu thêm pho mát và thịt xông khói vào, bạn có thể đã đẩy hàm lượng chất béo trong cơ thể lên mức báo động.
Khoai tây chiên. Theo Msn, khoai tây chiên là một trong những thực phẩm thực sự có ít hoặc không có chút giá trị dinh dưỡng nào. Nó chỉ đơn giản là muối chiên bột, nhưng lại có quá nhiều chất béo, calo, natri và carbohydrate. Không những thế, khoai tây chiên có chứa acrylamide, một chất gây ung thư được hình thành khi thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao.
. Các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng margarine (bơ thực vật) tốt hơn so với bơ. Bơ thường chứa khá nhiều chất béo trans, rất có hại khi đưa vào cơ thể, bởi nó sẽ làm tăng cholesterol “xấu”, thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ, và thậm chí làm hỏng các bức tường của mạch máu.
Chất ngọt nhân tạo. Đừng nghĩ thay thế đường bằng các hóa chất tinh khiết: kali acesulfame, saccharin, sucralose, aspartame và neotame có thể giúp hạn chế được những tác hại nguy hiểm. Thực tế, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể dẫn đến bệnh tim mạch, tăng cân, bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa.
Bỏng ngô. Lò vi sóng dùng để chế biến bỏng ngô ít nhiều liên quan đến các hóa chất, đặc biệt là lượng dầu bị rò rỉ ra sau nhiều lần thực hiện công đoạn làm nở ngô. Không những thế, bỏng ngô bản thân nó cũng chứa chất bảo quản, muối, chất béo trans, hóa chất diacetyl để tạo ra hương vị - rất độc hại khi hít vào.
Bánh mì. Bánh mì được làm chủ yếu từ bột mì, mà giá trị dinh dưỡng rất cao. Nếu ăn kèm với bơ và pho mát, lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều.
Thịt nguội. Tương tự xúc xích, thịt nguội cũng được thông qua quá trình xử lý, và chắc chắn nó cũng chứa đầy đủ các chất bảo quản và natri.
Pizza chứa nhiều calo và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Pizza. Bất cứ ai từng ăn pizza đều biết rằng đây là món ăn không lành mạnh. Một miếng bánh pizza có thể chứa tới 500 calo và 10 gram chất béo bão hòa, và con số này có thể cao hơn nếu ăn quá nhiều.
Pho mát. Kẻ thù nguy hiểm nhất của sức khỏe xuất hiện trên pizza là pho mát. Lớp pho mát tại đây thường khá dày và chứa nhiều béo nên hàm lượng cholesterol và calo rất cao.
Thịt mỡ. Thịt mỡ có đầy đủ các cholesterol gây tắc động mạch và chất béo bão hòa.
Bánh ngọt. Thực phẩm chứa chất béo trans phải kể đến tiếp theo là bánh ngọt và bánh quy. Việc bổ sung các loại dầu hydro hóa là điều cần thiết để kéo dài hạn sử dụng và có tác dụng tránh hiện tượng ẩm mốc của bánh. Ngoài ra, rất nhiều chất bảo quản khác và đường cũng được thêm vào để giúp bánh ngon, lại gây tác dụng xấu cho tim mạch.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.