Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc

06/01/2014 09:00 GMT+7

Với kim ngạch 23,7 tỉ USD, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của VN năm 2013. Điều đáng sợ là, với chính sách giá tận diệt, rất nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã và đang triệt tiêu nhiều doanh nghiệp nội địa.

Với kim ngạch 23,7 tỉ USD, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của VN năm 2013.  Điều đáng sợ là, với chính sách giá tận diệt, rất nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã và đang triệt tiêu nhiều doanh nghiệp nội địa.

Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc

Hàng lưu niệm thủ công bày bán tại Sa Pa đều là hàng TQ

Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc 1

Tăm tre TQ đội lốt doanh nghiệp Việt tràn lan trên thị trường VN - Ảnh: Ng.Nga

Mua tre, bán tăm

 

Nghịch lý của chúng ta là xuất hàng ngàn tấn tre để đổi nhập khẩu tăm đũa tre từ TQ mỗi năm. Trung bình, để có 1 kg tăm, phải tốn 6,5 kg tre tươi

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh

Cách đây 3 năm, lượng tăm nhập khẩu vào VN qua cảng Cát Lái là trên 1.100 tấn/năm, trong đó chủ yếu tăm xuất xứ từ Trung Quốc (TQ). Thời điểm đó, TQ đang thu mua tre nguyên liệu từ VN với giá rẻ bèo và bán tăm ồ ạt sang VN cũng với giá, mà theo ông Nguyễn Văn Hà  -  Giám đốc Cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh, chỉ bằng một nửa so với giá tăm trong nước. Thời điểm năm 2008 - 2010, giá tăm nguyên liệu mua ở VN là 700 - 800 đồng/kg, đến nay tăng gấp 4 lần là 3.200 đồng/kg. Thống kê riêng mặt hàng tăm tre nhập từ TQ hiện nay không chính xác bởi đã có thêm khá nhiều mặt hàng "cùng họ tre", cây truyền thống của VN cũng được nhiều doanh nghiệp (DN) nhập vào thị trường nội địa. Thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM cho biết có nhiều DN nhập khẩu nhiều mặt hàng đồ dùng nhà bếp (trong đó có cả hàng tăm đũa xiên tre) vào chung một container. “Ước tính khoảng vài chục ngàn tấn cả tăm, xiên và đũa vào VN trong năm qua”, một cán bộ hải quan TP.HCM cho biết.

Theo ông Hà, thời hoàng kim, khi chưa có cơn bão tăm TQ đổ vào VN, tăm Bình Minh từng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Có tháng DN này xuất hàng tăm và xiên từ 1 - 2 containner (18 - 20 tấn/cont.) và thị trường trong nước tiêu thụ lên cả chục ngàn tấn. Từ 4 xưởng sản xuất với 274 công nhân nay Bình Minh chỉ duy trì 1 xưởng với 35 công nhân làm việc. Năm 2013, Bình Minh đã không xuất được 1 cái tăm do không có nguồn nguyên liệu tre đủ chất lượng để làm hàng. “Trong năm qua, chúng tôi không xuất đi 1 cái tăm nào cả mà nguyên nhân chính là từ nguyên liệu không đảm bảo. Đã có những khách hàng đến từ Malaysia, Ấn Độ, Đông u đặt hàng nhưng tôi phải từ chối. Bởi nếu cứ liều làm hàng bằng nguyên liệu tre non chưa đủ tuổi, hàng xuất đi không bị trả lại thì khi họ dùng, phát hiện kém chất lượng, mình cũng mất uy tín, mất luôn khách hàng”, ông Hà chia sẻ. Vị doanh nhân này cay đắng nói thêm: “Nghịch lý của chúng ta là xuất hàng ngàn tấn tre để đổi nhập khẩu tăm đũa tre từ TQ mỗi năm. Trung bình, để có 1 kg tăm, phải tốn 6,5 kg tre tươi”.

Tham khảo một số DN chuyên khai thác nguyên liệu cây tre để làm hàng mây tre xuất khẩu được biết, với cơ chế quản lý lỏng lẻo, tình trạng xuất khẩu tre nguyên liệu ồ ạt từ VN sang TQ khiến nay nguồn nguyên liệu tre VN cạn kiệt khủng khiếp. Đến nay, DN thu mua tre để làm hàng trong nước ổn định đã khó khăn.

5 năm, giá không đổi

 

Rẻ để diệt

Theo các chuyên gia, 4 lý do để TQ duy trì và sống khỏe với chính sách giá rẻ đó là: quy mô sản xuất lớn; lực lượng lao động giá rẻ hùng hậu; chính phủ có chính sách hoàn thế giá trị gia tăng cho các DN xuất khẩu đi từ TQ lên đến 13 - 17%; tỷ giá nhân dân tệ được duy trì ở mức thấp. Bên cạnh đó, một lý do để TQ có chính sách bán giá thấp hơn giá sản xuất là nhằm chinh phục hoặc triệt tiêu một thị trường nếu cần. Chi phí cho “chiến lược” này của DN đôi khi lại nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ TQ.

Giá rẻ là vũ khí lớn nhất của hàng hóa TQ nhưng rất nhiều người, nhiều DN vẫn kinh ngạc khi có rất nhiều mặt hàng 5 -  7 năm vẫn giữ nguyên một mức giá. Bà Sáu Phương, kinh doanh các sản phẩm giấy (giấy gói quà, bao thư, bao lì xì) trên đường Châu Văn Liêm (Q.6, TP.HCM), thông tin: “Cách đây 5 năm tui bán bao lì xì loại in hình 2 em bé đã 4.000 - 5.000 đồng/bịch mà nay cũng bán giá đó thôi. Trong khi hàng VN mẫu mã kém hơn hẳn, giá đã gấp 2 - 3 lần rồi. Nên hàng Việt khó bán lắm”. Đáng nói là, rẻ nhưng họ vẫn lời lớn. Theo giá khai báo nhập khẩu riêng mặt hàng bao lì xì tại hải quan TP.HCM khoảng 19.000 đồng/kg. Nhưng giá bán sỉ ra thị trường cao gấp 20 lần như thế, khoảng 350.000 - 360.000 đồng/kg, bà Phương cho biết.

Ông Danny Đặng, một doanh nhân Việt kiều từng xuất khẩu nước mắm, tương ớt, bún khô, tôm cá khô sang Mỹ nhưng 3 năm trở lại đây đã chọn nhập khẩu từ TQ về bán tại VN. “Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ khiến mọi đơn hàng thưa thớt và rồi ngưng hẳn. Để nuôi công ty và nhân viên, tôi phải chọn thêm giải pháp bán hàng TQ. Và không ngờ, giải pháp đó đã cứu chúng tôi 3 năm qua”, ông Danny nói. Hiện công ty của ông Danny Đặng chuyên nhập và cung cấp các đồ dùng gia dụng trong nhà bếp (có xuất xứ từ Đài Loan, TQ). Thế là từ miếng rửa chén, rế inox, móc dán treo tường, bông tắm, bàn chà phòng tắm, miếng nhấc nồi, dao cắt tỉa, vợt diệt ruồi muỗi... có xuất xứ từ TQ đã được tiêu thụ rất chạy ở VN vì giá rẻ. "Làm thế này, đôi khi thấy thương cho DN Việt, nhưng nếu mua hàng Việt với giá cao, bán không có lãi, nhà kinh doanh cũng chết. Đành nhắm mắt mà làm!”, ông Danny Đặng thú thật.

Đó là lý do, nhiều mặt hàng TQ không chỉ chi phối thị trường VN mà khiến một ngành sản xuất truyền thống Việt cũng bị mai một, thu hẹp đáng báo động.

Nguyên Nga

>> Phát hiện nhiều hàng dỏm
>> Lật tẩy hàng dỏm ở Trung Quốc
>> Quốc phòng Mỹ dính hàng dỏm Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.