• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dinh dưỡng cho người ung thư đại trực tràng

19/08/2015 03:59 GMT+7

Can thiệp dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng luôn quan trọng, nên được thực hiện xuyên suốt từ khi khởi bệnh, trong và sau khi điều trị để bệnh nhân có thể tự chăm sóc dinh dưỡng cho mình một cách tốt nhất.

BÀI: ThS. BS. CKII. Trần Thị Anh Tường – Bệnh viện Ung bướu

 

o-BOWEL-CANCER-facebook

 

 Ung thư đại trực tràng là một trong mười ung thư thường gặp nhất. Do khối bướu nằm trên đường tiêu hóa, phát hiện ra thường bướu đã xuất hiện khá lâu, nên tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng ít nhiều bị ảnh hưởng trước khi điều trị. Tỉ lệ suy dinh dưỡng tại thời điểm nhập viện khoảng 30 - 60%. Điều trị đôi khi chỉ mang ý nghĩa tạm bợ, chủ yếu giảm triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân. Dinh dưỡng lúc này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng sống, tránh khỏi suy mòn sớm. 

 

34514

 

Lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng

  • Đảm bảo chế độ ăn đủ năng lượng, đạm, nước và các chất
  • Nhu cầu năng lượng 25 - 30kcal/kg/ngày
  • Nhu cầu đạm 1,5 - 2g/kg/ngày
  • Nhu cầu nước: 1ml/1kcal/ngày + nước mất bất thường

Ví dụ: Một bệnh nhân cân năng thường ngày 50 kg, nhu cầu năng lượng 1500kcal, đạm 75 - 100g, nước tối thiểu 1500ml ngày.

Khi điều trị bệnh nhân sẽ mệt mỏi, chán ăn… nên khó có thể đạt đủ mục tiêu đề ra. Để bệnh nhân có thể ăn đủ nhu cầu rất cần có sự chăm sóc từ người nhà, bệnh nhân cần có ý thức và quyết tâm ăn uống.

Hãy xem thức ăn là thuốc, đến giờ là ăn/ uống không đợi đói hay thèm ăn mới ăn; chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (6 - 12 cữ), chọn thức ăn giàu năng lượng, đạm; dùng thức uống thay cho thức ăn khi quá mệt; tranh thủ ăn uống mọi lúc mọi nơi khi trên xe di chuyển hay khi chờ khám bệnh.

 

Lựa chọn thức ăn không làm nặng hơn triệu chứng hiện có

Vì điều trị ung thư đại trực tràng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, nên một số thói quen ăn uống sẽ bị thay đổi. Như bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy khi uống sữa mà trước giờ không bị, mau đầy bụng, nôn khi ăn một vài loại thức ăn. Do đó bệnh nhân nên ăn nhiều thứ và ghi lại những thức ăn gây khó chịu để không ăn nữa hoặc sẽ tập ăn lại khi thấy khỏe hơn. Khi có quá nhiều thức ăn không ăn được nên trao đổi bác sĩ dinh dưỡng để có hướng dẫn cụ thể hơn. 

 

original

 

Nâng đỡ hệ miễn dịch lên mức tối ưu

Các chất sau thường chỉ định cho bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ, hay có biến chứng nhiễm trùng hay vết thương không lành sau mổ : Omega 3, kẽm, Glutamin, Arginin, Vitamin C. Tuy là thực phẩm chức năng nhưng cũng như thuốc khi sử dụng cần có y lệnh bác sĩ. Tránh ăn thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn như rau sống, trái cây ăn cả vỏ, sữa không qua dây chuyền sản xuất, phô mai có men vi khuẩn, thức ăn lên men chua, phơi khô, làm mắm, thực phẩm đã chế biến qua ngày.

 

colorectal-cancer

 

Nuôi ăn tĩnh mạch hay truyền “nước biển”

Cách dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch rất được bệnh nhân ưa thích tuy nhiên dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch không thể thay thế đường tiêu hóa vì nhiều lý do: tăng biến chứng du khuẩn huyết, nhiễm trùng, niêm mạc ruột sẽ bị hủy hoại đến mức không hồi phục, hạn chế vận động, chi phí tốn kém. Một lưu ý là khi nuôi ăn tĩnh mạch cũng cần có tính toán nhu cầu năng lượng đạm thì hiệu quả mới có. Thường thì nuôi ăn tĩnh mạch kết hợp khi ăn uống đường tiêu hóa dù đã hết sức vẫn không đạt được đủ nhu cầu trong khi bệnh nhân đang điều trị bệnh. Vai trò của dinh dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân giai đoạn cuối chưa được chứng minh.

 

Thực đơn mẫu giá trị dinh dưỡng khoảng 1500kcal, 80g đạm, 1500ml nước gồm:
    • Sáng: 1 chén cháo thịt bằm (70g) + bí đỏ + đậu xanh + 1 chai Ensure nước 200ml
    • Trưa: 1 chén nuôi thịt bò (70g) + cà rốt + đậu hòa lan + 5 trái chôm chôm
    • Xế  chiều: 1 ly chè đậu + 1 trứng gà luộc
    • Chiều: 1 chén cháo thịt bằm (70g) + đậu phộng
    • Tối: 1 ly sữa bột 200ml
    • Nước uống: 0,5l nước lọc, 1 ly nước cam, 1 ly nước dừa

 

TIPS - Vận động thể lực, kiểm soát cân nặng chuẩn

Luôn luôn cần ngay cả khi đang điều trị. Tập thể dục cải thiện ngon miệng, giúp mau tiêu hóa thức ăn, tăng nhu động ruột, giúp tinh thần thư giãn, giúp tăng tạo khối cơ, giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, hô hấp, tim mạch. Có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5 - 10 phút tùy theo tình hình sức khỏe hiện có. Khi trong giai đoạn hồi phục, chế độ luyện tập nên được đẩy lên cao với mục đích kiểm soát cân năng và ngăn ngừa tái phát, tối thiểu tập 30 phút cường độ vừa, 5 lần/tuần.

 

 

Top
Top