• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dinh dưỡng giúp gan hồi phục

05/01/2016 10:24 GMT+7

Mỗi thực phẩm mà cơ thể ăn vào đều có ảnh hưởng nhất định (tích cực hay tiêu cực) đến gan. Do đó, tuân thủ theo chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ là cách giúp gan mau hồi phục khi bị tổn thương và dần trở nên khỏe mạnh.

Bài: Trần Lệ Thủy

Tư vấn chuyên môn: BS Trần Ngọc Lưu Phương

 

Gan là trung tâm giải độc chính giúp bảo vệ cơ thể khỏi những chất độc hại, ngoài ra, về mặt tiêu hóa thức ăn, gan tham gia quá trình tiêu hóa của hầu hết các thức ăn vào. Do vậy, thực phẩm ăn vào đều có ảnh hưởng (tốt hoặc gây hại) đến gan và làm gan phải hoạt động nhiều hơn. Khi gan bị tổn thương, chế độ ăn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn hoặc từng loại bệnh lý về gan sẽ giúp gan được nghỉ ngơi và hồi phục. 

 

7

 

Mục đích của việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho từng bệnh lý gan: 

Duy trì hoặc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân qua việc cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. 

Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm tế bào gan và thúc đẩy sự tái tạo lại tế bào gan càng nhiều càng tốt.

Ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng tổn thương hệ thần kinh trong bệnh lý não gan.

 

Viêm gan cấp giai đoạn tiến triển

Đặc điểm: tế bào gan bị tổn thương cấp tính nên cần áp dụng chế độ ăn hỗ trợ thêm cho gan, tránh cho gan phải làm việc nhiều. Cụ thể: cung cấp năng lượng khoảng 75% nhu cầu bình thường, giảm lượng chất đạm (protein) ăn vào khoảng 40 - 60% nhu cầu bình thường cũng như giảm lượng chất béo trong khẩu phần. Để gan được nghỉ ngơi ở giai đoạn này, năng lượng cần được cung cấp chủ yếu bằng chất đường đơn giản như uống nước đường, nước trái cây ép, truyền glucose. Chia nhỏ bữa ăn 6 - 8 bữa ăn/ ngày. Đảm bảo đủ nước (2 lít/ ngày) và các vitamin.

 

6

 

Viêm gan cấp đang hồi phục

Trong chế độ dinh dưỡng, cần lưu ý: cung cấp năng lượng theo nhu cầu như người bình thường. Ăn được nhiều loại thực phẩm. Lượng đạm ăn vào khoảng 80% nhu cầu người bình thường. Trong đó, nên dùng đạm động vật (thịt heo, bò, gà, vịt, cá…) do chất đạm có nguồn gốc động vật thường có giá trị sinh học cao, giúp cơ thể phục hồi. 

Cần hạn chế chất béo. Nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 4 - 6 bữa/ngày để gan không phải làm việc nhiều. Đảm bảo đủ nước (2 lít/ ngày và các vitamin).

 

Viêm gan mạn tính

Trong giai đoạn viêm gan mạn tính, trong cơ thể vẫn tồn tại quá trình huyết tế bào gan nhưng xảy ra âm ỉ. Bệnh nhân có thể vẫn còn một số triệu chứng như chán ăn, đau bụng, vàng da nhẹ... Vì thế cần cung cấp năng lượng theo nhu cầu giống hoặc nhiều hơn người bình thường khoảng 20 - 40% để giúp cơ thể hồi phục. Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Lượng chất đạm ăn vào dựa theo nhu cầu khuyến nghị bình thường. Lượng chất béo giảm ít khoảng 10% so với nhu cầu khuyến nghị bình thường để tế bào gan được nghỉ ngơi. Số bữa ăn khoảng 3 - 4 bữa/ ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitaminK và muối khoáng. Nước: 2 lít/ ngày (400ml/ kg/ 24h) 

 

4

 

Cách chọn thực phẩm dùng trong bệnh gan

- Thực phẩm nên dùng: thịt bò, theo heo nạc, cá, sữa tách béo, sữa đậu nành, phô mai. Gạo tẻ, gạo nếp, khoai tây, khoai lang, bánh ngọt, đường mật. Rau quả trái cây tươi, mềm, ít chất xơ. Dầu thực vật: dầu đậu nành, mè, hướng dương. Đồ ăn có tính lợi gan, mật như trà nhân sâm, atiso.

- Thực phẩm hạn chế hoặc không dùng: thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Mỡ động vật, thịt mỡ. Trứng: 1 - 2 quả/ tuần. Bơ, sữa nguyên kem. Nội tạng động vật. Đồ ăn mặn. Các chất kích thích: gia vị, trà, cà phê, rượu, bia…

 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý về gan, giúp gan dần hồi phục. Song song với chế độ ăn uống, người mắc các bệnh lý về gan cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. Theo đó, người bệnh nên chăm chỉ tập thể dục thể thao, ngủ sớm, dậy sớm, tinh thần thoải mái, lạc quan. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh cũng nên được ưu tiên hàng đầu, nhất là với những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, người bị bệnh về tuyến gan hạn chế ăn món chiên, xào, nướng, quay. Thức ăn nên được nấu ninh, nhừ và mềm. Bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều bữa. Không ăn quá no hoặc tránh để đói quá. 

Top
Top