Đội lân tóc dài U.90 độc nhất vô nhị ở miền Tây

24/11/2017 09:15 GMT+7

Trong trang phục áo bà ba đen, nón tai bèo, các cụ bà tay cầm đầu lân, chân nhún nhảy theo từng nhịp trống không khác gì đội lân chuyên nghiệp.

Đây là đội lân nữ có tuổi đời cao nhất và cũng là duy nhất ở ấp Hòa Thạnh, xã Lương Hoà, H.Giồng Trôm, Bến Tre. Đội được thành lập tận những năm 1954 từ các nữ du kích ấp. Các chị em đa phần là lính “dưới trướng” của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Lực lượng tham gia đội lân chính vẫn là các chị em tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ, thương binh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đội lân giải tán và đã được tái lập vào năm 1981...
Video: Đội lân tóc dài U.90 

tin liên quan

Nữ tài xế lái xe đường dài duy nhất được CSGT hỏi thăm khi vắng bóng
Cánh tài xế xe khách chạy tuyến miền Tây, không ai không biết 'bóng hồng' duy nhất ngồi sau vô lăng miệt mài chở khách mỗi ngày hai chiều từ Đồng Tháp lên TP.HCM. Chị Huỳnh cũng “nổi tiếng” vì có nhiều người nhớ đến, thậm chí là CSGT hỏi thăm, gọi điện khi chị vắng bóng.
Đội lân đa phần là những phụ nữ ở cùng xã Lương Hoà. Phụ nữ trong đội có tuổi đời cao nhất là 87 tuổi, nguời thấp nhất cũng nằm ngoài 30 tuổi
Lực lượng chính vẫn là các chị em từng tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ, thương binh. Sau này có thêm vài người trẻ tham gia kế thừa truyền thống của "chị em" đi trước
Thuở ban đầu, còn có một đội lân nam cùng hoạt động song song. Thấy mấy “cô” lúc đó nhiệt huyết nên vài thành viên nam đứng ra hướng dẫn thành lập đội lân nữ xã Lương Hoà
Ngày đó, đội được Nữ tướng Nguyễn Thị Định tặng cho một đầu lân mới và mỗi người một bộ đồ bà ba đen (quần có 2 sọc đỏ), khăn rằn quấn cổ, nón tai bèo, đai thắt lưng hai màu vàng - đỏ
Khi đất nước thống nhất, đội lân cũng giải tán. Nhiều cụ bà chỉ tập hợp làm đội văn nghệ múa hát để ôn lại những kỷ niệm về một thời oai hùng nhưng cũng nhiều mất mát, đau thương. Hát hoài cũng chán, lần cô ba Định về thăm quê có gợi ý về việc tái hợp đội lân, nhiều người mừng như “mở cờ trong bụng”
Ngày mùng 6 tháng Giêng năm 1981 đội lân được tái lập gồm 14 thành viên
Đội hoạt động theo kiểu không chuyên, chỉ phục vụ cho các ngày lễ kỷ niệm lớn như thương binh liệt sĩ (27.7), Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4) hay Quốc tế Phụ nữ (8.3),…
Trong đội, mỗi người phụ trách công việc riêng biệt. Tuy nhiên, nếu cần thì bất cứ thành viên nào cũng có thể thay thế phần việc đánh trống hoặc cầm đầu lân múa thay người khác
Cụ bà Trần Thị Sánh, người lớn tuổi nhất đội, cho biết: “Tôi không mệt. Tôi 87 tuổi rồi mà không đi múa lân là tự nhiên bệnh liền, nhức đầu uể oải tùm lum. Mà hễ đi là cả tháng như được uống thuốc bổ. Mỗi lần cầm được đầu lân múa tôi mê lắm, không biết nặng nhẹ gì đâu. Mê rồi thì múa quên hết”
Từng động tác quyền cơ bản như: chào khách, lên lân, xuống lân, múa mừng, múa càng, đụng cột, cạp..., các “chị em” đều biểu diễn thuần thục không thua gì đội lân nam nào
“Tề Thiên Đại Thánh” Võ Thị Huỳnh Nga (60 tuổi) hay nhảy nhót trên sân khấu là hậu duệ của đội. Bà Nga mặc bộ áo võ màu vàng, đeo mặt nạ khỉ, mang bao tay long thú, cầm gậy múa không khác gì Tề Thiên thứ thiệt. Thoáng chốc bà nhảy từ sân khấu xuống đất quay gậy vòng vòng khiến nhiều trẻ em há mồm khen nức nở
Ban đầu chỉ phục vụ bà con trong xã rồi tiếng lành đồn xa, nhiều xã bạn kế bên cũng mời đội lân về biểu diễn để mọi người không phải đi xem ké. Sau đó là biểu diễn ở huyện rồi đến tỉnh, và sang cả tỉnh bạn
 “Đội lân tóc dài” luôn dành trọn niềm say mê biểu diễn với phương châm: “Làm vui cho tuổi trẻ, làm khỏe cho tuổi già”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.