6 yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú

11/10/2015 10:57 GMT+7

(TNO) Ngoài di truyền, một số nhân tố rủi ro khác trong cách sống có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo Medical Daily ngày 5.10.

(TNO) Ngoài di truyền, một số nhân tố rủi ro khác trong cách sống có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo Medical Daily ngày 5.10.

Nguy cơ ung thư vú cao hơn nếu làm việc ca đêm - Ảnh: ShutterstockNguy cơ ung thư vú cao hơn nếu làm việc ca đêm - Ảnh: Shutterstock
Thuốc tránh thai
Estrogen trong thuốc tránh thai có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, nhưng nó có thể trở thành mối lo ngại khi nói đến các tế bào vú. Liều cao hoóc môn estrogen vào máu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ bởi kích thích quá mức tế bào vú.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư (Cancer Research) năm 2014 cho thấy phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 49 dùng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, tùy thuộc vào liều dùng estrogen. Liều cao estrogen (50 microgram hoặc nhiều hơn) trong viên thuốc ngừa thai có liên quan nguy cơ cao bị ung thư vú ở phụ nữ trẻ hơn, nhưng sử dụng những viên thuốc với liều thấp estrogen (20 microgram) thì không có mối liên quan nào.
Không cho con bú
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet năm 2002, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 47 nghiên cứu trước đó, cho thấy cho con bú làm giảm nguy cơ phụ nữ bị ung thư vú. Những bà mẹ cho con bú sữa mẹ đến 12 tháng, có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những bà mẹ cho con bú trong thời gian ngắn hơn hoặc không cho.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cung cấp thêm bằng chứng rằng cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ cho con bú có nguy cơ ung thư vú thấp hơn 30% và giảm hơn 28% nguy cơ tử vong do ung thư vú. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi sâu hơn về nguyên nhân chính xác và hiệu quả giữa việc con bú và ung thư vú.
Tăng cân
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ (Anh) tìm thấy rằng những phụ nữ tăng kích thước váy mỗi 10 năm giữa độ tuổi 20-60 đồng nghĩa với việc tăng 33% nguy cơ ung thư vú, so với những người tăng kích thước váy gấp 2 lần mỗi 10 năm là 77%. Kích thước váy làm tăng lượng chất béo ở bụng, trong khi tăng cân và nguy cơ ung thư vú có liên quan nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng chất béo xung quanh thắt lưng chuyển hóa tích cực hơn các mô mỡ khác trong cơ thể.
Rượu
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2011 kiểm tra số lượng, tần suất và độ tuổi của nhóm phụ nữ uống rượu từ năm 1980 đến năm 2008. Các kết quả tiết lộ uống từ 5-10 gram rượu bia trong một ngày, hoặc 3-6 ly rượu vang một tuần, làm tăng nguy cơ ung thư vú đến 15%.
Ăn quá muộn
Một bữa ăn tối muộn có thể thỏa mãn cơn thèm thuốc, nhưng lại bất lợi cho sức khỏe vú của chị em. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Dịch tễ học, chỉ số sinh học và ngăn ngừa ung thư) cho thấy ăn các bữa ăn vào thời điểm nào của buổi tối có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú do glucose. Khi chúng ta ăn, cơ thể phá vỡ đường và tinh bột thành glucose, đi vào máu và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin trong cơ thể giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu thiếu insulin có thể gây ra lượng đường trong máu tăng lên ở mức cao, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Làm việc quá muộn
Làm việc theo ca có thể không thể tránh khỏi, nhưng nó có thể tàn phá sức khỏe của bạn. Làm việc ca đêm có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến bạn có thể chất kiệt sức và thiếu ngủ, và nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine (Y học Môi trường và Nghề nghiệp) năm 2012 chứng minh rằng những phụ nữ làm ca đêm có gấp bốn lần khả năng phát triển ung thư vú so với những người không làm việc đêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.