Ai muốn ăn đặc sản giữa làng Đại học là 'phải đợi vì chủ quán hay quên'

05/12/2017 12:08 GMT+7

Chỉ mới 3 năm gắn bó với làng ĐHQG TP.HCM, nhưng 'Bình Định quán' (đối diện khuôn viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên) đã trở thành một địa chỉ ẩm thực quen thuộc của sinh viên.

Dù người bán hay quên và làm món ăn chậm khiến thực khách luôn phải chờ đợi mỏi mòn, nhưng ai nấy cũng khó cưỡng lại sức hấp dẫn từ những món đặc sản trứ danh của Bình Định nơi đây.
Video: Quán đặc sản Bình Định 'muốn ăn phải đợi' ở làng đại học 
Đặc sản Bình Định giữa Sài Gòn - ăn là phải đợi
Quán ăn này của gia đình chú Năm Cường (55 tuổi), vốn là dân Bình Định gốc. Ngoài chú ra còn có vợ và người chị vợ thay nhau đứng bán, nhưng dù là ai, bạn cũng phải đợi nếu muốn thưởng thức các món ăn ở đây.
Chỉ cần bạn xếp sau tầm 2 – 3 người khách, bạn sẽ phải gọi món lại rất nhiều lần, chỉ vì các cô chú rất… hay quên. Vừa bước vào quán, bạn sẽ nghe giọng Bình Định đặc sệt niềm nở: “Ăn gì ngồi đi con”. Sau đó sẽ là những điệp khúc đại loại thế này:
“Cho con 2 tô bún thịt nướng 15 nghìn, đừng bỏ đồ chua nghe cô ơi!”; “Rồi rồi, tụi con ngồi đi hé; Cô làm cho bạn này xong là tới liền!”; “Của con xong chưa cô ơi? Đói quá trời luôn!”; “Ui cha, nãy con nói con ăn gì ta?”; “Dạ 2 tô bún thịt nướng đó cô!”; “Rồi rồi, cô làm liền cho chẹ… Ủa mà bún 15 hay 20 con?”; “Dạ 15 hết nha cô”; “Rồi, bún của con đây! Ủa… mà nãy hình như con kêu không bỏ gì hả?"; “Dạ không đồ chua!”...
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi1
Vào buổi trưa và khoảng từ 7 giờ tối, quán luôn đông nghịt sinh viên đến ăn
Vậy là bạn lại phải đợi thêm một chút nữa, trong lúc bụng đã réo gọi inh ỏi. Nhưng chắc chắn sự thân thiện, chất phác của người chủ và những tô bún chả cá nóng hổi hay cuốn bánh dai ngon nơi đây sẽ bù đắp lại tất cả.
Mở cửa khá muộn vào 11 giờ trưa mỗi ngày, nhưng chỉ cần gia đình chú Năm Cường vừa lục đục dọn đồ ra là đã có thực khách đến ngồi đợi.
“Bánh cuốn Tây Sơn, bún chả cá, bún thịt nướng Quy Nhơn,… món nào cũng ngon, bổ, rẻ! Không chỉ món ăn đúng vị Bình Định, mà cô chú ở đây cũng chất phác, vui tính đúng chất Bình Định luôn, nên ráng đợi xíu cũng không sao”, bạn Phạm Công Thành (sinh viên ĐH KHXH & NV – ĐHQG TP.HCM) giải thích.
Món bánh cuốn và bún thịt nướng nơi đây giữ đúng các thành phần cơ bản kiểu Bình Định với thịt lụi nướng, chả ram, hột vịt luộc, rau thơm, đồ chua, đậu phộn,… “Chỉ thiếu nem và chả lụa, vì ở đây rất khó tìm được nem chả ngon như chợ Huyện ngoài kia. Nhưng như vậy giá cả cũng phù hợp với túi tiền sinh viên hơn”, chú Cường cho biết.
Chú cũng nói thêm, có 3 thứ đi kèm không thể thiếu đó là nước chấm, ớt hiểm xanh và tỏi. Trên bàn ăn nào trong quán cũng có một dĩa tỏi ớt, còn nước chấm sẽ được mang ra cùng cuốn bánh hay tô bún thịt nướng hấp dẫn.
Nước chấm được người ta xem như “linh hồn” của các món ăn này, có thể là nước tương, nước mắm. Ở quán, chú Cường sử dụng nước mắm đậu, mà theo chú “nhờ cái nước mắm đậu này quán chú mới trụ ở đây 3 năm nay”. Bởi chú có một công thức làm nên những chén nước chấm ngọt, mặn, cay, bùi vừa đủ vị. Nhiều người bán khác ở Sài Gòn đã tìm đến trả thù lao rất cao để học nghề nhưng chú không nhận dạy.
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi2
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi3
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi4
Giá các món đặc sản Bình Định nơi đây chỉ từ 10 – 20 nghìn đồng
Cho cuốn bánh vào nước chấm rồi cắn vào lớp bánh tráng dai dai, lại cắn thêm một miếng tỏi nồng nồng, một miếng ớt hiểm xanh cay giòn - tất cả mùi vị ấy như hòa quyện lại, đảm bảo sẽ làm bạn “xốn xang” các giác quan chỉ qua một lần nếm thử!
Võ sư Tây Sơn làm nghề bán bún
Nhưng ở quán ăn này có một điều không phải ai cũng biết, đó là chú Năm Cường từng là một võ sư “ai cũng biết” ở vùng đất võ Tây Sơn, Bình Định.

tin liên quan

Bánh bò Quảng Ngãi
Người bạn thuở thiếu thời nhiều năm sinh sống ở Sài Gòn điện thoại nhắn nhủ: “Mua giùm vài chục bánh bò rồi gửi vào cho mình với”. Kỷ niệm ngày xa chợt ùa về. 
“Mười tuổi mê võ là chú đi học lóm rồi, sau mới được một thầy nhận dạy. Chú lên võ đài tùm lum chứ đâu phải giỡn! Về sau chú có phòng tập riêng với hàng trăm võ sinh theo học, nhưng cũng khó khăn nhiều thứ nên không giữ được. Tới lúc đẻ thằng con trai thì chú phải bỏ luôn”, chú Cường bồi hồi kể về đam mê ngày trẻ của mình.
Rồi người thân trong gia đình chú chuyển sang mày mò nghề làm bún, bánh cuốn và bắt đầu bán. Trước khi vào Sài Gòn, quán ăn ở quê nhà của chú đã có đến 7 năm hút khách mỗi ngày. Con chú vào học ở Sài Gòn không lâu thì vợ chồng chú cũng khăn gói vào theo để gần con.
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi6
3 thứ đi kèm không thể thiếu đó là nước chấm, ớt hiểm xanh và tỏi
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi7
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi8
Các món ăn tại quán đều giữ đúng các thành phần cơ bản kiểu Bình Định
“Chu cha, mẹ nó thương nó lắm, hễ nó gọi về là bả khóc um sùm! Có một thằng con trai nên thôi quyết định vào đây lo cho nó luôn. Rụp cái là đi! Bữa đó đã nhận mấy trăm cây thịt lụi của tụi học sinh đặt làm chương trình ẩm thực gì đó mà hồi lại luôn. Chú kêu xe tải tới, quăng chó, quăng mèo, bàn ghế đồ đạc lên là đi luôn”, chú Cường vừa cười vừa kể.
Chú nói vào Sài Gòn bán đều hơn vì sinh viên rất dễ thương, một đứa biết ngon rẻ là rủ nhau tới ăn ào ào. Mỗi ngày chú nướng khoảng 10 kí thịt. “Mà đặt ở lò quen mới có thịt tươi ngon vầy, rồi về phải biết cách ướp nữa. Ăn tô bún ngon thì dễ, chứ làm tô bún ngon phải đâu ra đó, có công thức, thời gian đàng hoàng mới được”, chú cho biết.
Cũng vì bán cho sinh viên mà chú Cường luôn chú trọng tới vấn đề nguồn thực phẩm. Từng thùng bánh tráng, chả cá đều được chuyển vào từ chính quê nhà Tây Sơn, còn các nguyên liệu khác đều được chú chọn mua kĩ càng.
“Ngày nào thịt nướng lỡ dư 1 kí, nồi bún chả cá lỡ còn phân nửa, chú cũng bỏ đi hết. Tại để qua đêm là mùi vị món ăn không còn đúng nữa. Mình lời ít đi nhưng mình giữ được khách lâu dài”, chú Cường khẳng định.
“Những ngày đầu quán mới mở là mình đã tới ăn rồi. Lúc đó chưa đông vầy đâu, nhưng nhờ cô chú vui vẻ, nhiệt tình, lại toàn đặc sản của Bình Định nên nhanh chóng hút khách. Ở đây ngon nhất là nước mắm đậu phộng, không đâu tìm được”, bạn Quốc Tuấn (SV ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM) cho biết.
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi9
Chú Năm Cường chủ quán từng là một võ sư nổi danh ở vùng Tây Sơn
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi10
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi11
Hàng quán “ai cũng biết” ở làng đại học: “Bình Định quán” của võ sư tây sơn – muốn ăn phải đợi12
Rất đông sinh viên kiên nhẫn đợi món ngon

tin liên quan

Dân dã bún nghệ
“Bún nghệ em ơi, rẻ lại ngon miệng lắm!”. Trong tiếng lao xao nơi góc chợ phố, lời mời “bún nghệ” yếu ớt từ phía người phụ nữ áo nâu đã sờn vai kéo tôi về một khoảng trời tuổi thơ...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.