5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02)

25/01/2014 07:22 GMT+7

Cùng tiếp tục khám phá 5 món mì độc đáo mà bạn có thể tìm thấy ở Sài Gòn nhé! 1. Mì sủi cảo Hà Tôn Quyền Con đường nhỏ Hà Tôn Quyền trong Chợ Lớn có lẽ đã định danh với món mì sủi cảo tôm được xem là ngon nhất ở Sài Gòn. Từ đầu giờ chiều trở đi, con đường này trở nên tấp nập lạ thường bởi đông đảo thực khách ra vào chỉ để tìm ăn món sủi cảo này. Nếu bạn gọi "thập cẩm" thì sẽ nhận ngay một tô tuy nhỏ nhưng thành phần rất phong phú bao gồm mì, nhiều viên sủi cảo nhân tôm, cá viên, mực, da heo và rau cải. Nước dùng trong vắt, loáng một lớp mỡ mỏng, vị ngọt lịm. Món sủi cảo có thể ăn khô hoặc ăn nước, hoặc chiên giòn lên chấm với tương và sa tế rất thú vị. Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của vằn thắn. Vằn thắn thường có nhân thịt, rau bắp cải, hành lá nhưng vằn thắn có nhân tôm gọi là sủi cảo. Sủi cảo luộc tới đâu bán tới đó vì sẽ không bị dính lại với nhau. Sủi cảo cùng 1 họ với vằn thánh mà trong Nam hay gọi trại đi là "hoành thánh". Tên gọi này xuất phát từ âm Quảng Châu của chữ "vân thốn", cũng có nghĩa là "nuốt mây" (do hình dáng của miếng hoành thánh chăng?). Còn tên gọi "sủi cảo" chỉ loại hoành thánh nhân tôm thì xuất phát từ phát âm "thủy giáo".

Cùng tiếp tục khám phá 5 món mì độc đáo mà bạn có thể tìm thấy ở Sài Gòn nhé!

>> 5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 01) 
>>
5 món bánh mì độc đáo của Sài Gòn
>> 5 món bánh cuốn hấp dẫn ở Sài Gòn
>> 8 món hủ tiếu hấp dẫn ở Sài Gòn
>> Tìm miếng sườn nướng ngon nhất Sài Gòn

1. Mì sủi cảo Hà Tôn Quyền

Con đường nhỏ Hà Tôn Quyền trong Chợ Lớn có lẽ đã định danh với món mì sủi cảo tôm được xem là ngon nhất ở Sài Gòn. Từ đầu giờ chiều trở đi, con đường này trở nên tấp nập lạ thường bởi đông đảo thực khách ra vào chỉ để tìm ăn món sủi cảo này.

Nếu bạn gọi "thập cẩm" thì sẽ nhận ngay một tô tuy nhỏ nhưng thành phần rất phong phú bao gồm mì, nhiều viên sủi cảo nhân tôm, cá viên, mực, da heo và rau cải. Nước dùng trong vắt, loáng một lớp mỡ mỏng, vị ngọt lịm. Món sủi cảo có thể ăn khô hoặc ăn nước, hoặc chiên giòn lên chấm với tương và sa tế rất thú vị.

Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của vằn thắn. Vằn thắn thường có nhân thịt, rau bắp cải, hành lá nhưng vằn thắn có nhân tôm gọi là sủi cảo. Sủi cảo luộc tới đâu bán tới đó vì sẽ không bị dính lại với nhau.

Sủi cảo cùng 1 họ với vằn thánh mà trong Nam hay gọi trại đi là "hoành thánh". Tên gọi này xuất phát từ âm Quảng Châu của chữ "vân thốn", cũng có nghĩa là "nuốt mây" (do hình dáng của miếng hoành thánh chăng?). Còn tên gọi "sủi cảo" chỉ loại hoành thánh nhân tôm thì xuất phát từ phát âm "thủy giáo".

Nhiều người thường gọi tô sủi cảo ăn cho đã, nếu ngán thì có thể gọi mì sủi cảo để giảm bớt lượng tôm thịt. Cọng mì ở đây có 2 loại: cọng tròn và cọng to - dẹt theo kiểu người Tiều.

Mặc dù có tới vài chục quán, nhưng theo những người sành ăn thì nên vào quán sủi cảo Thiên Thiên (hẻm 191 Hà Tôn Quyền) hoặc sủi cảo Ngọc Ý (187 Hà Tôn Quyền) là những quán lâu đời nhất ở đây với thâm niên gần 40 năm trong nghề.

Địa chỉ: hẻm 191 Hà Tôn Quyền, phường 04, quận 11
Mở cửa: từ 1h30 chiều đến 12h30 khuya
Giá bán: Sủi cảo (35.000đ/tô thường, 38.000đ/tô thập cẩm), sủi cảo chiên (35.000đ/dĩa)

>> Xem bài review đầy đủ

 5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn 1
Tô mì sủi cảo thập cẩm tuy nhỏ nhưng thành phần rất phong phú bao gồm mì sợi cùng
nhiều viên sủi cảo tôm, cá viên, mực, da heo và rau cải

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn 2
Mì sủi cảo ăn khô cũng rất ngon

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn 3
Sự kết hợp hài hòa giữa mì và sủi cảo

 

2. Mì chỉ cá Cao Văn Lầu

Suốt mấy chục năm qua, trên một con đường nhỏ yên tĩnh bên quận 06 vẫn tồn tại một xe mì chỉ cá với hương vị độc đáo, có thể xem là duy nhất ở Sài Gòn.

Xe mì chỉ cá này thuộc hàng có "thâm niên" ở đất Sài thành, vì theo lời chủ quán - vốn là phụ việc cho đời chủ trước và được truyền nghề lại, thì người khai sinh ra quán này đã có ngót nghét 60 năm trong nghề. Đến đời anh cũng thêm vài chục năm nữa.

"Mì chỉ" - ngay tên gọi đã gây ra bao thắc mắc rồi. Vì hình dáng thì giống như cọng mì thật, nhưng rõ ràng nó không làm từ bột mì như các loại mì khác mà là từ bột gạo. Trường hợp này cũng tương tự như mì Quảng, vốn cũng mang họ "mì" nhưng lại làm từ bột gạo.

Trải nghiệm mì chỉ cá có thể xem là "độc nhất vô nhị" ở Sài Gòn. Vì dù trụng qua nước sôi, cọng mì vốn mỏng manh vẫn không bị bở mà ngược lại cuộn chặt vào nhau như một cuộn chỉ may màu trắng vậy. Có cảm giác khi gắp đũa mì lên, có thể nuốt vào luôn mà chẳng cần phải nhai.

Mì chỉ cá nấu với cá gộc, một loại cá biển tương đối không nặng mùi. Vì vậy khi ăn vào cảm nhận rất rõ vị thơm của miếng cá hòa quyện với nước lèo. Ăn món này đúng kiểu phải nêm với nước tương và một chút dấm đỏ, cũng như cho ớt sa tế ra dĩa để chấm kèm. Khi đó bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn vị ngon ngọt trong từng miếng cá.

Cháo cá ở đây cũng khá ngon. Cháo nấu theo kiểu Tiều nên không sệt như thường thấy. Điểm khác biệt của món cháo so với tô mì chỉ cá là có phục vụ thêm lòng và trứng cá khá ngon. Và chắc chắn bạn phải chấm với sa tế để cảm nhận trọn vẹn hương vị. Tô cháo cá này cũng phảng phất cách nấu cháo "Sua ga Hai" ("núi và biển") phổ biến trong cộng đồng người Tiều: tô cháo được chia làm 2 phần riêng biệt - "núi" là phần gạo nở nằm phía trên, còn "biển" là phần nước phía dưới, nằm tách riêng chứ không trộn lẫn vào nhau.

Địa chỉ: 243 Cao Văn Lầu, phường 03, quận 06
Mở cửa: 5h chiều đến 12h khuya
Giá bán: Mì chỉ cá (32.000đ/tô), Cháo cá - lòng, trứng (32.000đ/tô)

>> Xem bài review đầy đủ

 5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 4
Tô mì chỉ cá với cọng mì "độc nhất vô nhị"

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 5
Mì chỉ có hình dạng như cọng mì, nhưng nhỏ hơn rất nhiều và làm từ bột gạo

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 6
Tô cháo ăn kèm với lòng và trứng cá

 

3. Mì Tiều cọng lớn

Cọng mì Tiều (mà tên gọi quốc tế là "bak chor mee") cũng là cọng mì đặc trưng của những gia đình người Hoa đến từ Triều Châu. Cọng mì to và dẹt với hương vị đậm đà này thích hợp với cả kiểu ăn khô lẫn ăn nước. Tuy nhiên, để cảm nhận hết cái ngon của mì Tiều cọng lớn thì bạn nên ăn khô. Phần nhân thịt bằm sẽ làm bật lên vị ngon đặc trưng của cọng mì hấp dẫn này.

Hủ tiếu hồ Đỗ Khôn - Huy Đạt
Địa chỉ: 26 Đình Hòa, phường 13, quận 08
Mở cửa: 6h30 sáng đến 11h30 trưa
Giá bán: Hủ tiếu hồ (35.000đ/tô), hủ tiếu sa tế (35.000đ/tô), mì khô thập cẩm (35.000đ/tô)

Hủ tiếu Triều Châu
Địa chỉ:
49 Dương Đình Nghệ, phường 08, quận 11
Mở cửa: 6h sáng đến 10h
Giá bán: Hủ tiếu hồ (25.000đ/tô), hủ tiếu sa tế nai (25.000đ/tô)

>> Xem bài review đầy đủ

 5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 10
Để cảm nhận hết cái ngon của mì Tiều cọng lớn thì bạn nên ăn khô, bởi phần nhân thịt bằm sẽ làm bật lên
vị ngon đặc trưng của cọng mì hấp dẫn này

 

4. Mì gà rô ti Nguyễn Thiện Thuật

Mì gà rô ti có cách ăn tương tự như mì vịt tiềm, tức là tô mì dọn ra ăn kèm với 2 miếng gà chiên (chứ không hẳn là rô ti như cách gọi) để riêng trên dĩa. Vừa xì xụp húp mì, vừa thưởng thức phần gà chiên tuyệt ngon, hẳn cũng là một biến tấu hấp dẫn của mì Sài Gòn.

Đia chỉ: 280 Nguyễn Thiện Thuật, phường 03, quận 03
Mở cửa: từ 6h sáng đến 10h tối
Giá bán: Mì sườn kho (35.000đ/tô), mì gà rô ti (35.000đ/tô)

>> Xem bài review đầy đủ

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 21
Mì gà rô ti hấp dẫn, để thêm phần phong phú bạn có thể kêu thêm xá xíu ăn kèm

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 23
Miếng gà chiên hấp dẫn (chứ không hẳn là rô ti như cách gọi) 

5. Mì vàng Phúc Kiến - Hải Thượng Lãn Ông

Nằm khá gần bưu điện Chợ Lớn, tiệm bún mì vàng kiểu Phúc Kiến trên đường Hài Thượng Lãn Ông (quận 05) này làm mê đắm thực khách bởi nước lèo trong và ngọt, sợi mì độc đáo cùng món bánh tôm cực kỳ hấp dẫn.

Gọi là bún mì vàng bởi có bún trắng sợi nhỏ và mì cọng to tròn. Sợi mì vàng của Thuận Ký rất giống với sợi mì của quán hủ tiếu mì cật nổi tiếng 62 Trương Định (quận 01). Còn sợi bún trắng lại gần gũi với cọng bún gạo "bee hoon" (mà ta quen gọi là "bún gạo Singapore"). Chỉ chạy xe ngang thôi là thực khách đã bị ấn tượng bởi xe mì hiện đại, trưng bày các món bánh tôm, khay mì vàng ruộm, hoành thánh chiên... rất bắt mắt.

Kêu một tô bún mì vàng hoặc bún mì vàng thập cẩm (có thêm cật, gan) là có thể ngắm trọn vẻ đẹp hiếm thấy của tô mì: một cái bánh to với con tôm đỏ au, một miếng hoành thánh chiên, rau xà lách xoong loại nhỏ, vài cọng giá hẹ... và tất nhiên là không thể thiếu được cọng mì vàng, cọng bún trắng.

Món thịt nạc ở tô mì ăn rất mềm mại, không hiểu quán có bí quyết gì mà miếng thịt ăn ngọt, không bị khô xác như ở nhiều quán. Món thịt bằm có lượng mỡ vừa phải nên ăn mềm. Nước dùng của tô mì trong và ngọt, điểm chút tóp mỡ và tỏi phi làm dậy mùi thơm.

“Ăn tô bún mì vàng này thực ra không cần ăn rau xà lách và cần tây, loại rau dành cho món hủ tiếu, chỉ cần ăn với xà lách xoong là đủ”, người khách ngồi kế bên nhắc khéo khi thấy tôi gọi thêm dĩa rau sống.

Nhiều người thích để bánh tôm và hoành thánh chiên sang một cái dĩa để giữ được độ giòn vì không ngâm nước, còn nếu ăn nhanh thì không cần vì độ giòn của bánh tôm và hoành thánh giữ được khá lâu.

Cắn một miếng bánh tôm giòn rụm trước rồi ăn mì, húp thêm chút nước lèo, mới thấy hậu vị thật hoàn hảo. Món hoành thánh chiên giống như các quán khác nhưng phần bánh tôm thì chất lượng hơn hẳn.

Địa chỉ: 218 Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 05
Mở cửa: 6h sáng đến 1h đêm
Giá bán: Bún mì vàng (32.000đ/tô), bún mì vàng thập cẩm (38.000đ/tô), bánh tôm gọi thêm (5.000đ/cái)

>> Xem bài review đầy đủ

 5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 1
Tô bún mì vàng ăn cùng bánh tôm hấp dẫn trên đường Hải Thượng Lãn Ông

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 16
Khay mì vàng cùng bánh tôm hấp dẫn

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 18

5 kiểu ăn mì độc đáo ở Sài Gòn (phần 02) 18
Nước dùng của tô mì trong và ngọt, điểm chút tóp mỡ và tỏi phi làm dậy mùi thơm

 

P.V

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.