Cận cảnh bữa ăn ở làng rắn Lệ Mật

30/05/2016 07:29 GMT+7

Đặc trưng nhất về thịt rắn ở đây có lẽ là hai món gồm lẩu rắn nấu gừng và rắn chiên cắt khúc.

Đặc trưng nhất về thịt rắn ở đây có lẽ là hai món gồm lẩu rắn nấu gừng và rắn chiên cắt khúc.

Chuyến đi đến làng Lệ Mật của tôi bắt nguồn từ một câu chuyện trong bữa ăn. Ông bác, vốn biết tôi thích tìm hiểu về những món ăn lạ liền hỏi: “Thế đã đến Lệ Mật ăn thịt rắn bao giờ chưa? Ở đấy nhiều loại rắn lắm, đến xem thử đi”.
Tôi liền tìm ngay đến làng Lệ Mật (thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) để thỏa mãn cái tính tò mò, ưa khám phá của mình. Và lần này là món thịt rắn. 
Theo Đông Y, thịt rắn đã được công nhận là một vị thuốc quý, chúng có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi,…
Nhà hàng Trọng Khách (làng Lệ Mật) vui vẻ chấp nhận khi tôi muốn ghi lại tất cả các công đoạn của việc chế biến thịt rắn. Đặc trưng nhất về thịt rắn ở nhà hàng này có hai món gồm lẩu rắn nấu gừng và rắn chiên cắt khúc.
Giá thịt rắn trên thị trường khá đắt, trung bình vào khoảng 800.000đ/kg. Một con rắn ráo khoảng 7 lạng là đủ một bữa thịt rắn cho hai người ăn.
Món ngon ở làng rắn Lệ MậtSau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắn
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắn Rắn được sơ chế bằng cách mổ bụng lấy hết nội tạng rồi đánh vảy, trần qua nước sôi 2 đến 3 lượt cho sạch hẳn
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnAnh Nguyễn Văn Nho, đầu bếp của nhà hàng phụ trách việc chế biến món ăn. Công đoạn đầu tiên cần chặt rắn ra thành từng khúc, bỏ đầu
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnRắn nấu lẩu thì để nguyên da, còn để chiên thì lột hết da. Anh Nho đã mất một ngón tay trỏ do một lần sơ ý để rắn hổ mang cắn. Theo anh Nho và những người có nghề nuôi rắn, thịt rắn lâu năm ở làng Lệ Mật thì chuyện bị rắn cắn là rất bình thường, chỉ cần sơ ý một chút là đã mất một ngón tay thậm chí cả bàn tay.
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnNhững nguyên liệu cho món ăn này gồm có thịt rắn, gừng, củ cải, nấm hương và mồng tơi
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnLẩu rắn khi đã hoàn thành. Tôi có cảm giác hơi sợ khi lần đầu tiên ăn món này. Phần da rắn ăn khá dai và giòn, mùi nước dùng ngấm vào từng miếng rất đậm miệng. Phần thịt cũng rất nạc và chắc, có vị hơi ngọt. Cảm giác ngon miệng của món ăn đến với tôi khi ăn miếng thịt rắn, húp một chút nước dùng còn bốc khói nghi ngút thơm mùi gừng, nấm hương.
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnChế biến món rắn chiên có phần đơn giản hơn. Anh Nho tẩm ướp thịt rắn đã cắt khúc với bột canh, mì chính, dầu hào, một chút tiêu và trộn đều. 
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnĐợi khoảng 10 phút cho miếng thịt ngấm gia vị thì cho những khúc thịt vào chảo dầu sôi chiên lên, đến khi chín đều thì vớt ra đĩa.
Sau khi tôi “đặt hàng”, Hiếu - nhân viên phục vụ của nhà hàng nhanh chóng ra chuồng bắt rắnMón rắn chiên rất cần thịt phải ngấm đều gia vị tẩm ướp. Miếng thịt tuy rất chắc, nạc nhưng ăn không hề có cảm giác ngấy vì gia vị đã ngấm đều, ăn rất thơm và vừa miệng. Ăn thịt rắn và uống rượu mật rắn là những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình khám phá ẩm thực của tôi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.