Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn

17/12/2012 15:29 GMT+7

Nhắc đến nước mía Sài Gòn, tôi hay mường tượng đến chiếc xe nước mía ở đầu hẻm khu nhà cũ trên đường Cao Thắng, quận 3. Thời đó ép mía chưa dùng điện mà chủ yếu bằng tay. Nước mía sẽ chảy xuống một cái thau nhỏ ở phía dưới, rồi người bán dùng vá múc vào ly cối đã có đá sẵn. Khi uống vắt thêm tắc vào để át đi cái vị ngọt gắt cổ từ đường nguyên chất của loại thức uống này. Nước mía du nhập vào Sài Gòn chắc cũng từ lâu lắm rồi. Nói về nước mía Sài Gòn xưa người ta hay nhắc đến nước mía Viễn Đông vốn nằm ở đằng sau thương xá Tax góc Pasteur (đối diện với Sài Gòn Center bây giờ). Về nguồn gốc nước mía du nhập vào miền Nam, người thì nói từ Ấn Độ (quê hương của mía, nổi tiếng với câu nói “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong” của vua Ba Tư Darius I khi chinh phạt Ấn Độ năm 510 TCN và tìm ra mía ở đây), người thì nói người Hoa mới mang loại hình thức uống này vào miền Nam thông qua những họa tiết mang đậm văn hóa Trung Hoa trên xe nước mía. Hoặc cũng có thế chỉnh người miền Nam tự tìm ra và thưởng thức loại thức uống ngọt ngào từ cây mía quá đỗi phổ biến này thì sao? Ngày nay chủ yếu người ta sử dụng loại máy gọn nhẹ nhập từ Trung Quốc, mà khởi nguồn từ cách dùng này là thương hiệu nước mía Shake với câu giới thiệu “Nước mía siêu sạch” nổi tiếng từ những năm 2005, 2006. Cho đến ngày nay “nước mía siêu sạch” như một cụm từ dùng chung để chỉ cách ép nước mía tiện lợn này, cũng như đã thay thế dần dần những chiếc xe nước mía truyền thống có phần hơi cồng kềnh. Có một chút tiếc nuối khi uống nước mía bây giờ nhanh và gọn quá mà không còn thấy cảnh tuốt vỏ mía, rồi cầm thanh mía dài cho vào máy ép như ngày xưa. Cảm giác chờ đợi hình như làm ly nước mía như ngon ngọt hơn thì phải…

 Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn
Ly nước mía đặc trưng của quán

Nhắc đến nước mía Sài Gòn, tôi hay mường tượng đến chiếc xe nước mía ở đầu hẻm khu nhà cũ trên đường Cao Thắng, quận 3. Thời đó ép mía chưa dùng điện mà chủ yếu bằng tay. Nước mía sẽ chảy xuống một cái thau nhỏ ở phía dưới, rồi người bán dùng vá múc vào ly cối đã có đá sẵn. Khi uống vắt thêm tắc vào để át đi cái vị ngọt gắt cổ từ đường nguyên chất của loại thức uống này.

Nước mía du nhập vào Sài Gòn chắc cũng từ lâu lắm rồi. Nói về nước mía Sài Gòn xưa người ta hay nhắc đến nước mía Viễn Đông vốn nằm ở đằng sau thương xá Tax góc Pasteur (đối diện với Sài Gòn Center bây giờ). Về nguồn gốc nước mía du nhập vào miền Nam, người thì nói từ Ấn Độ (quê hương của mía, nổi tiếng với câu nói “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong” của vua Ba Tư Darius I khi chinh phạt Ấn Độ năm 510 TCN và tìm ra mía ở đây),  người thì nói người Hoa mới mang loại hình thức uống  này vào miền Nam thông qua những họa tiết mang đậm văn hóa Trung Hoa trên xe nước mía. Hoặc cũng có thế chỉnh người miền Nam tự tìm ra và thưởng thức loại thức uống ngọt ngào từ cây mía quá đỗi phổ biến này thì sao?

Ngày nay chủ yếu người ta sử dụng loại máy gọn nhẹ nhập từ Trung Quốc, mà khởi nguồn từ cách dùng này là thương hiệu nước mía Shake với câu giới thiệu “Nước mía siêu sạch” nổi tiếng từ những năm 2005, 2006. Cho đến ngày nay “nước mía siêu sạch” như một cụm từ dùng chung để chỉ cách ép nước mía tiện lợn này, cũng như đã thay thế dần dần những chiếc xe nước mía truyền thống có phần hơi cồng kềnh. Có một chút tiếc nuối khi uống nước mía bây giờ nhanh và gọn quá mà không còn thấy cảnh tuốt vỏ mía, rồi cầm thanh mía dài cho vào máy ép như ngày xưa. Cảm giác chờ đợi làm ly nước mía như ngon ngọt hơn thì phải…

 Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn 2
Xe nước mía Sài Gòn những năm 60 (Ảnh tư liệu)

Lại nói về quán nước mía 93 Cách Mạng Tháng Tám ở quận 1. Ai đi ngang qua ngã ba Cách Mạng Tháng Tám – Sương Nguyệt Ánh chắc cũng biết đến quán nước mía cùng các món ăn vặt ở đây. Người ta thường tấp xe lại và uống nước mía để giải tỏa bớt cái nóng quanh năm của Sài Gòn. Bạn cũng không cần phải xuống xe mà người bán sẽ tự động đếm số ly rồi mang ra phục vụ tại chỗ.

Quán vẫn sử dụng chiếc xe ép mía như mấy chục năm nay. Ly nước mía sóng sánh được cho vào ly đá pha sẵn. Trải dài từ đáy đến gần miệng ly là một màu vàng ươm, rồi đến một lớp bọt trắng nhìn như men bia vậy. Vị ngọt ngào như làm ta quên đi cái nóng bức của buổi trưa Sài Gòn, những ngột ngạt từ đường phố chật chội, xe cộ tấp nập ngoài kia… 

Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn 3
Dĩa gỏi bò kết hợp hài hòa 4 vị chua, cay, mặn, ngọt

Ngoài nước mía ra, quán còn có những món ăn vặt phổ biến khác như bò bía, hả cảo, gỏi cuốn, bún riêu… những ấn tượng nhất với tôi vẫn là món gỏi khô bò. Một phần gỏi đầy đủ sẽ bao gồm đu đủ bào, khô bò (làm từ thịt, phổi và gan), thêm tí rau răm, rắc đậu phộng lên cùng vài miếng bánh phồng tôm ăn kèm. Nước dùng là hỗn hợp của nước tương và giấm, cũng là phần quyết định chất lượng đĩa gỏi. Gỏi khô bò ở quán này theo tôi đã kết hợp rất hài hòa giữa vị chua của giấm và đu đủ, vị cay của tương ớt, vị mặn của nước tương cùng vị ngọt của khô bò, tạo ra một hương vị rất đặc biệt và chắc chắn sẽ khiến bạn dùng đến miếng cuối cùng.

Món gỏi bò này không biết du nhập vào Sài Gòn từ khi nào, nhưng ở Hà Nội cũng có một phiên bản tương tự là “nộm đu đủ bò khô”. Đi tìm câu trả lời rằng nơi nào là xuất phát có món này có lẽ cũng là một chủ đề khá thú vị. Một nét giao thoa thú vị giữa ẩm thực Việt Nam và Trung Hoa chăng?

 

Nếu bạn thích uống một ly nước mía xay bằng xe đúng điệu và thưởng thức đầy đủ các món ăn vặt của Sài Gòn, có lẽ địa chỉ này sẽ không làm bạn thất vọng. Với tôi, đây luôn là điểm đến ưu tiên cho những món ăn vặt gợi nhớ những ngày đi học cùng bè bạn, ngồi bàn thấp với hàng hà la liệt gỏi bò, bò bía, gỏi cuốn… cùng ly nước mía mát lạnh mà ấm lòng.


P.V

 Nước mía 93 CMT8: Chỗ giải khát và ăn vặt của Sài Gòn 4

Nước mía 93
93 Cách Mạng Tháng 8, phường Bến Thành, quận 01
Mở cửa từ 7h sáng đến 10h đêm.
Giá: Nước mía (8.000đ/ly), Gỏi khô bò (17.000đ/phần), Bò bía (4.000đ/cuốn), Gỏi cuốn (7.000đ/cuốn)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.