Rau rừng “mừng” hải sản!

26/12/2013 10:52 GMT+7

Đất trời Tây Nguyên không chỉ “có cái nắng, có cái gió”, mà còn có những cọng rau rừng lạ miệng.

Đất trời Tây Nguyên không chỉ “có cái nắng, có cái gió”, mà còn có những cọng rau rừng lạ miệng.

>> Thưởng thức cá tuyết tại Sài Gòn
>> Buông đũa còn thèm cá dứa Gò Công!

Ngộ thay, một số đầu bếp gốc Nha Trang, lại đồng cảm với chút hương vị thoảng nhẹ, của giống rau bình dị chốn đại ngàn. Và họ thử mở tiệc hội ngộ hải sản - rau rừng, trong món gỏi vừa lạ vừa quen. Quen bởi, tên món ăn, gợi trong tiềm thức thực khách chút dư vị chua - ngọt, cay - thơm... Lạ vì, giống rau này là... chính nó, hiếm thấy nơi đồng bằng hay duyên hải.

Nếu miếng mực lá giòn ngọt thì chồi rau rừng giòn mát, lẫn nhơn nhớt, tựa đậu bắp hoặc đọt cải lủi Nam bộ. Hay chén nước xốt trộn gỏi chua dịu, còn lá rau tỏa mùi hăng nhẹ, mỏng hơn cả rau ngổ hoặc cần tây.
Dường như chúng đang dang tay tương trợ nhau và đôi khi cảm thông nhau, trước những ánh nhìn bản sắc!

Rau rừng “mừng” hải sản! 1
Rau giòn mát, còn hải sản giòn ngọt... - Ảnh: Tạ Tri 

Tuy nhiên, tại những bàn tiệc của Sài Gòn hoa lệ, loại rau đong đưa theo nhịp gùi ấy vẫn còn khá xa lạ. Cũng may, có những anh/chị “o - đơ” lanh trí tạo giai thoại cho rau: Ông vua săn voi Ama Kông, ở bản Đôn, Đắk Lắk, sống thọ 103 tuổi, có 21 người con với 4 bà vợ. Ngoài 80 tuổi, ông còn chớm yêu một cô 25 tuổi... Ông này cũng là cha đẻ bài thuốc rừng giúp bổ thận tráng dương, được nhiều người khen: như ý! Trong đó, không thể thiếu mớ rau nhỏ nhắn này.

Tức thì, nhiều đấng mày râu nhìn nó kính nể!

Thật ra, đó là món rau quen thuộc của đồng bào dân tộc, mơn mởn vào mùa mưa, khoảng từ tháng 5 - 11 dương lịch. Kinh nghiệm dân gian cho rằng, nó giúp: sáng mắt, có lợi cho người cao huyết áp. Một thời, bộ đội Trường Sơn cũng nhờ rau này cứu đói.

Nay đủ đầy, có người nhúng rau vào nồi lẩu cua rào (sống ở nước lợ phá Tam Giang), mặt bừng sáng!

 

Tạ Tri

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.