Bóng hồng Việt: Ngày đi làm, tối cứu người; mơ tiền mừng cưới mua... xe cứu thương

Anh Lê
Anh Lê
17/10/2019 09:51 GMT+7

Cứu người trở thành một phần cuộc sống mà chị Ngân tâm sự là “khó dứt ra được”. Mong muốn lớn nhất của cô gái trẻ là sự đoàn kết và phát triển của đội, cũng như dự định mua một chiếc xe cứu thương để giúp người.

“Alo, bạn đến gần cầu vượt Bình Phước nha, có một ca tai nạn mình phải chạy gấp…”, chị Nguyễn Hoàng Kim Ngân (25 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM, đội trưởng Đội cứu nạn giao thông tình nguyện 911) nói vội qua điện thoại. Vậy là địa điểm hẹn gặp của chúng tôi bất đắc dĩ phải chuyển sang hiện trường của một vụ tai nạn trên quốc lộ 1A.
Tới nơi, tôi thấy chị Ngân đang ra sức nhắc nhở người dân hiếu kỳ di chuyển để tránh tai nạn. Tạm ổn thỏa, chị tới thắp nhang cho nạn nhân xấu số còn đang nằm dưới bánh xe container rồi mới gặp tôi nói chuyện.
Chia sẻ về sự gan dạ khi không ngại lại gần những nạn nhân đã tử vong, chị Ngân cúi mặt nhắc về một kỷ niệm buồn. Chị kể: “7 năm về trước chị Hai của Ngân bị tai nan nạn giao thông nhưng ngay lúc đó không có ai lại cứu giúp và chị đã mất trong vụ tai nạn đó. Nên bây giờ mỗi lần nhận được tin báo, đội phải chạy đi ngay lập tức giúp nạn nhân”. Đó cũng là động lực lớn nhất để chị Ngân dành những năm thanh xuân tham gia công tác tình nguyện và thành lập một đội cứu nạn giao thông.

Đối mặt kẻ biến thái, suýt bị hành hung

Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương1

Chị Ngân trực tiếp soi đèn cho mọi người đưa xác người đàn ông bị xe container cán ra ngoài

Ảnh: Anh Lê

Chị Ngân cho biết trước khi cùng bạn thành lập Đội cứu nạn giao thông tình nguyện 911, chị đã có 2 năm tham gia vào một đội cứu nạn ở khu vực khác. Sau một thời gian gắn bó, thấy đội đã vững mạnh, trong khi ở quận Thủ Đức (TP.HCM) lúc đó lại chưa có một đội nhóm để giúp đỡ bà con khi gặp nạn nên chị đã rời đi.
“Mình là người Sài Gòn, nhà ở Thủ Đức luôn. Năm 2017, mình và bạn Nhật Minh quyết định lập đội cứu nạn ở địa bàn này để giúp người dân. Khi mới thành lập, đội có 18 anh em cùng đồng hành với nhau. Nói là đội trưởng, thư kí để khi gặp sự cố hoặc cần phải nói gì thì có người đứng ra thôi còn bình thường mình vẫn cùng đi vá xe, đưa người đi viện,… Vài tháng trước, bạn Minh bị bệnh và tập trung việc học nên tạm thời mình quán xuyến công việc của đội”, chị Ngân nói.
Trong hai năm làm công tác cứu nạn ở Thủ Đức, chị Ngân chia sẻ bản thân cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó đáng ngại nhất là gặp người say xỉn, có cả kẻ biến thái và nhiều lần suýt bị hành hung. Biết người đang gặp nạn nhưng khi người đó có những hành động không phải, chị Ngân phản ứng ngay.
Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương2

Thắp nhang cho người đàn ông xấu số

Ảnh: Anh Lê

“Là phái nữ mình rất ngại gặp người say xỉn rồi không làm chủ được bản thân. Gần đây nhất có một vụ tai nạn, khi mình đưa chú lên xe cấp cứu thì tay người đó cứ quơ quơ rồi trúng ngực làm mình thấy khó chịu. Tính Ngân rất thẳng, khi mà mình đúng thì mình nói thẳng luôn, đôi lúc có thể lớn tiếng”, chị Ngân kể lại.
Một lần khác, khi đang phụ giúp một bạn nữ ép tim cho người gặp nạn trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức, TP.HCM) chị Ngân cũng suýt bị hành hung. Chị kể: “Do người nhà say xỉn mất tự chủ, không biết tụi mình đang làm gì nên nhào vô đánh bạn nữ kia. Mình ở đó cũng suýt bị đánh, hên là người đó mới chỉ giật cái áo về đằng sau thì có mấy anh cảnh sát vào ngăn cản kịp. Chồng của bạn nữ kia thấy vợ bị đánh thì xông lại phản ứng, hai bên xô xát. May là ngăn cản được rồi kịp thời cứu giúp nạn nhân”.
Nhiều trường hợp, khi đội không có người, chị Ngân phải cõng hoặc dìu nạn nhân đi cấp cứu. Có những nạn nhân cao to, lại đang bất tỉnh nên rất khó cho người hỗ trợ. Đó cũng là một khó khăn lớn trong khi chị Ngân lại bị đau cột sống. Ngoài ra, nhiều lần bị người nhà hiểu lầm cũng khiến chị Ngân có phần chạnh lòng.
Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương3

Điện thoại chị Ngân liên tục nhận được những cuộc gọi của người dân

Ảnh: Anh Lê

“Đội của tụi mình là cứu nạn đề cao tính mạng con người trước. Khi đưa nạn nhân vô bệnh viên chưa phải là xong, tụi mình còn ở lại giúp bác sĩ đưa đi chụp chiếu này kia và hỗ trợ tìm kiếm người thân. Nhiều ca cần mổ gấp, nếu là nam thì các bạn nam sẽ vào thay quần áo, vệ sinh cho nạn nhân, còn là nữ thì mình làm. Đã làm tình nguyện thì mình chấp nhận nhưng người nhà không hiểu còn trách, nghi ngờ dù đã giải thích”, chị Ngân lắc đầu nói.

Ngày làm công nhân tối đi cứu nạn, mơ mua được... xe cứu thương

Song song với việc cứu nạn, chị Ngân cũng phải đi làm để trang trải cuộc sống. Công việc chính của chị là công nhân ở một nhà má ở Q.Thủ Đức. Mỗi ngày chị làm việc ở nhà máy khoảng 10 tiếng đồng hồ, nhưng công việc trong kho cũng tiện cho việc chạy đi chạy lại mỗi lần có ca tai nạn cần giúp. Chị Ngân cũng luôn giữ sức khỏe và sắp xếp công việc đảm bảo ngày làm công nhân, tối đi cứu nạn hoặc trực tổng đài ổn thỏa.
Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương4

Chị Ngân cung cấp thông tin vụ tai nạn mà chị nắm được cho CSGT

Ảnh: Anh Lê

“Ban đầu mới thành lập thì công việc ở đội còn nhiều, đôi khi bỏ việc ở nhà máy để đi cứu nạn. Có người nói mình bị rảnh hoặc khuyên nên làm kiếm tiền lo cho bản thân. Nhưng mình đã làm rồi thì khó dứt, chẳng lẽ thấy chết không cứu?”, chị Ngân chia sẻ.
Bỏ dở công việc để đi cứu người chị Ngân bị quản lý nhắc nhở thường xuyên. Tuy nhiên khi hiểu được ý nghĩa công việc mà chị đang làm, nhiều người dần đồng cảm và tạo điều kiện. “Có một lần nhóm Ngân giúp đỡ người say xỉn về nhà an toàn, người đó lại chính là người thân của một anh trong chỗ làm. Sau lần đó thì mọi người hiểu và giúp đỡ để Ngân đi làm việc này nhiều hơn. Đôi lúc đang cứu nạn ngoài đường, nhiều người nhận ra mình đã từng giúp đỡ người thân của họ, đó cũng là niềm vui nho nhỏ”, chị Ngân kể.
Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương5

Anh em trong đội rất quý mến và khâm phục tinh thần và cách làm việc nguyên tắc của chị Ngân

Ảnh: Anh Lê

Nữ đội trưởng cứu nạn gao thông: Mơ dành tiền cưới mua xe cứu thương6

Mong ước của chị Ngân kết nạp được nhiều thành viên mới để phát triển đội trong lương lai

Ảnh: Anh Lê

Về phía gia đình, chị Ngân cho biết khi còn sống mẹ chị rất sót ruột khi thấy con đi đêm về hôm. Đặc biệt là khi nhiều trường hợp dàn cảnh cướp xe nên sợ con bị nạn. “Mẹ lo lắng nhưng không cấm vì biết việc mình làm là cứu người . Sau này mỗi lần đi về mẹ còn hỏi thăm xem nạn nhân có sao không, đội xử lý như thế nào,…”, chị Ngân nói.
Chị Ngân cho biết đã từng quen một người có đam mê tham gia các hoạt động tình nguyện giống mình. Cũng như bao bạn gái khác, ở tuổi 25 chị Ngân đã có những dự định cho việc lập gia đình và tính đến tương lai. “Mình với bạn trai cũng dự tính sau này sẽ kết hôn, mình sẽ lui về phía sau để lo toan cho con cái, gia đình, còn anh sẽ đi kiếm tiền. Tụi mình cũng dự định sẽ dành tiền cưới để mua một chiếc xe cứu thương, vừa làm vừa giúp đỡ người khác khi cần. Tuy nhiên hiện giờ tụi gặp trục trặc và không còn quen nữa nhưng dự định việc mua xe cứu thương mình vẫn ấp ủ”, chị Ngân nói.
Chia sẻ về nữ đội trưởng, anh Trần Kiên Sang (22 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức) nhận xét: “Chị là người rất nguyên tắc, không nề hà việc khó. Nếu không có bạn nam, chị làm mấy việc nặng luôn. Mình thấy con gái làm cứu nạn rất khổ, nửa đêm 1, 2 giờ còn trực điện thoại rồi đi tuần. Vậy mà chị vẫn làm tốt, mình rất khâm phục”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.