Cầu Ghềnh sập: Những người đàn ông 30 năm ở ga Sài Gòn khốn khổ

02/04/2016 12:02 GMT+7

Cầu Ghềnh sập, không chỉ khách đi tàu bị đảo lộn, khó khăn, mà cả những người đã hơn 30 năm gắn bó mưu sinh với ga Sài Gòn cũng chật vật. 'Cuộc sống ở Sài Gòn bây giờ cái gì cũng cần tiền', một người than thở.

Cầu Ghềnh sập, không chỉ khách đi tàu bị đảo lộn, khó khăn, mà cả những người đã hơn 30 năm gắn bó mưu sinh với ga Sài Gòn cũng chật vật. 'Cuộc sống ở Sài Gòn bây giờ cái gì cũng cần tiền', một người than thở.

Anh lái xe ôm ngồi mệt mỏi trước sảnh ga rít thuốc, nhìn ra khoảng sân ga Sài Gòn vắng hoe khách. Anh lái xe ôm ngồi mệt mỏi trước sảnh ga rít thuốc, nhìn ra khoảng sân ga Sài Gòn vắng hoe khách.
Hằng ngày, họ chỉ mong có được vài người khách phục vụ, nhưng bây giờ thì tìm đỏ mắt cũng không thấy.
Họ là những thành viên đội xe ôm tự quản, hoạt động trong khuôn viên ga Sài Gòn, vừa đón khách, đảm bảo an ninh trật tự và hướng dẫn khách tích cực mỗi khi được nhờ đỡ.
Xe ôm mệt mỏi, rầu rĩ
Chúng tôi tiếp tục quay lại ga Sài Gòn vào trưa 30.3. Sân ga so với những ngày trước cũng không có gì thay đổi. Tĩnh lặng, khách đi tàu vắng hoe, nhìn trước nhìn sau chỉ thấy nắng dọi vàng rực mảnh sân rộng thênh thang.
Trên những dãy ghế đá cạnh gốc cây bàng, một số người làm nghề lái xe ôm vẫn ngồi đó trông ra xa, hy vọng có một vài hành khách nào đó trong sân ga cần mình.
Ông Nguyễn Văn Thân hằng ngày vẫn ra ga ngồi, chờ đợi những lượt khách đi tàu cần mình.Ông Nguyễn Văn Thân hằng ngày vẫn ra ga ngồi, chờ đợi những lượt khách đi tàu cần mình.
Chúng tôi đến bắt chuyện với ông Nguyễn Văn Thân (70 tuổi, thành viên đội xe ôm) đang ngồi tại ghế đá trước sảnh ga. Ông cho biết từ khi cầu Ghềnh sập, cuộc sống của ai gắn bó với ga cũng đều thay đổi đột ngột. Không có khách đi tàu, anh em trong đội phải ngồi bó gối nơi đây ngày qua ngày.
Trước đây, tàu chạy liên tục, hành khách nườm nượp, nên ngày nào mấy anh em cũng đi được vài chuyến, dù không nhiều nhưng đủ đem về cho vợ con chi tiêu cuộc sống hằng ngày. Giờ đường sắt xảy ra như vậy thì đành chịu chứ biết làm gì bây giờ.

Đội xe ôm tự quản có gần 30 người hoạt động trong bến, nhưng đến nay đã chia tay nghề xe ôm đi tìm việc khác làm hơn một nửa, chỉ còn lại gần 10 người bám trụ nhưng chẳng có khách chạy. Một số đồng nghiệp trẻ hơn, có sức khỏe nên làm đơn xin quản lý đội xe ôm đi làm hồ hay làm công việc khác.

Ông Nguyễn Văn Thân

“Cuộc sống khó khăn nên ai cũng lo lắng. Đội xe ôm tự quản có gần 30 người hoạt động trong bến, nhưng đến nay đã chia tay nghề xe ôm đi tìm việc khác làm hơn một nửa, chỉ còn lại gần 10 người bám trụ nhưng chẳng có khách chạy. Một số đồng nghiệp trẻ hơn, có sức khỏe nên làm đơn xin quản lý đội xe ôm đi làm hồ hay làm công việc khác. Như tôi đây, già quá rồi, không còn sức khỏe, đâu có ai nhận mà nộp đơn xin nghỉ”, ông Thân nói.
Trong lúc đang trò chuyện với ông Thân, bỗng có một anh xe ôm trong đội chở một du khách nữ chạy thẳng vào trước cổng nhà ga.
Khi xuống xe, nữ du khách này xin phép chụp một tấm hình để nhớ mặt lần sau gặp sẽ nhờ chở đi tiếp. Anh xe ôm niềm nở nhìn thẳng vào điện thoại “sờ mác phôn” cho nữ du khách chụp, rồi chia tay. Khiến mọi người từ cò vé đến lái xe ôm tại đây được phen cười đau bụng.
“Thời đại công nghệ thông tin rồi, mà còn chụp hình nhớ mặt, sao không xin số điện thoại hẹn hò luôn đi”, một anh trong đội xe ôm nói rồi cười ha ha. Anh tài xế xe ôm vừa có khách cũng cười tươi rồi rào ga chạy thẳng về phía cổng ga tiếp tục đợi khách.
Qua quan sát của chúng tôi, những người chạy xe ôm ở sân ga trong những ngày này, đều mang khuôn mặt mệt mỏi, rầu rĩ. Một số người chỉ biết ngồi trên xe máy, ngồi trên ghế đá rít thuốc lá, phà khói trông ngóng khách trong vô vọng.
Mong cầu Ghềnh sớm hồi phục
Chia tay mọi người tại đây, chúng tôi tiếp tục đến bắt chuyện với ông Nguyễn Tiến Khanh (65 tuổi, ngụ đường Trần Văn Đang, P.11, Q.3) cũng là một thành viên trong đội xe ôm tự quản ga Sài Gòn.
Ông đang ngồi ngay tại cửa ra vào nhà chờ ga tránh nắng. Lúc gặp, ông đang chăm chú bấm điện thoại xem đã là mấy giờ. Ông Khanh nói, sự việc sập cầu như vậy, mọi người có cuộc sống dính liền với ga đều mệt mỏi như nhau.
Ông Nguyễn Tiến Khanh ngồi trước cửa ra vào nhà chờ ga, tránh nắng và hỏi thăm khách đi xe ôm.Ông Nguyễn Tiến Khanh ngồi trước cửa ra vào nhà chờ ga, tránh nắng và hỏi thăm khách đi xe ôm.
Khi chúng tôi hỏi vì sao không nộp đơn xin nghỉ đi làm việc khác, ông Khanh nói đội xe ôm đã nghỉ hơn một nửa rồi, nếu mình nghỉ luôn thì có ai đâu làm.
Ông kể hai ngày nay vẫn chưa chạy được một khách nào. Sáng ra chỉ uống một ly nước lọc, đem theo một chai nước suối và tới ga ngồi đến giờ, vẫn chưa có hột cơm nào vào bụng. Câu nói đó làm chúng tôi không khỏi xót xa.
Phải chi như ở quê, khó khăn thì ra vườn ngắt vài ngọn rau lang xào hoặc nấu canh, nấu một nồi cơm củi thì đủ no và sống qua ngày. Khi xưa ông đi bộ đội nên những khó khăn này cũng chẳng thấm gì.
Ông Nguyễn Tiến Khanh
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mời một bữa cơm chiều thì ông khoát tay từ chối. Ông Bảo, mấy nay nhịn hoài vậy quen rồi. Con chắc cũng là sinh viên làm gì ra tiền. Cuộc sống ở Sài Gòn bây giờ cái gì cũng cần tiền, tất cả mọi thứ nếu không có tiền thì không sống nổi. Phải chi như ở quê, khó khăn thì ra vườn ngắt vài ngọn rau lang xào hoặc nấu canh, nấu một nồi cơm củi thì đủ no và sống qua ngày. Khi xưa ông đi bộ đội nên những khó khăn này cũng chẳng thấm gì.
Ông Khanh móc trong túi áo ra gói thuốc Hero mời nhưng chúng tôi xin phép từ chối. Ông cầm lấy một điếu, châm lửa, rít một hơi dài nhả khói trên gương mặt rám nắng rồi kể, trước đây ông là bộ đội hành quân hơn 4 năm trên đất Campuchia, đến năm 1987 thì về.
Trong một lần hành quân giữa rừng cùng tiểu đội 12 người, bất ngờ bị giặc bao vây bắn tứ phía. Anh em trong đội tản ra mỗi người mỗi hướng. Trong lúc tản, ông bất ngờ bị một cành cây xóc thẳng vào mắt, chảy máu rất nhiều. Rất may được đồng đội giải cứu và con mắt chỉ bị thương phần ngoài.
 một thành viên đội xe ôm tự quản ga Sài Gòn chợt mắt vì không có khách chạy. Một thành viên đội xe ôm tự quản ga Sài Gòn chợt mắt vì không có khách chạy.
“Khi trở về, thân thể lành lăn nên không được thương binh, không có lương. Sức khỏe cũng yếu đi nên chọn nghề xe ôm làm kế sinh nhai lo cho vợ con, đến nay cũng hơn 30 với nghề. Những năm đầu chạy cũng khá, nhưng vài năm trở lại đây khi nhiều dịch vụ taxi phát triển, khách chê xe ôm nắng gió, nên chạy xe cũng không được bao nhiêu, chỉ đủ sống qua ngày. Từ khi cầu sập, cuộc sống anh em trong đội xem như bế tắt hoàn toàn”, ông Khanh bùi ngùi chia sẻ.
Cầu Ghềnh sập, cuộc sống mưu sinh của những người lái xe ôm tại sân ga cũng đìu hiu theo. Nhưng những người còn bám trụ lại tại ga vẫn không bỏ cuộc. Họ vẫn đến đây hằng ngày, ngồi trên những chiếc ghế đá dưới bóng cây rít thuốc, ngóng những lượt khách vội vã ra vào ga cần mình.
Một số người cho biết, thứ họ cần nhất bây giờ là mong cơ quan chức năng sớm khắc phục cầu Ghềnh, để cuộc sống của họ trở lại như những ngày trước đây. Có khách đi, dù không giàu có nhưng đủ tiền nuôi sống bản thân và vợ con họ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.