Đi chợ ở Myanmar

05/03/2017 13:32 GMT+7

Mỗi lần đến thăm một thành phố mới, tôi thường quan sát hệ thống giao thông công cộng để lấy đó làm thước đo sự hiện đại; và cũng thường lê la khắp các khu chợ, để xem cách cư xử, lối sống của cư dân bản địa, lấy đó để xác định mức độ văn minh của cộng đồng.

Mua đá quý ở chợ
Lần thứ ba tôi đến Yangon, thành phố cũ kỹ, từng là thủ đô của Myanmar và cũng là thành phố nhộn nhịp nhất đất nước kỳ lạ và bí ẩn này. Mục tiêu của lần này là đến thăm chợ đá quý Bogyoke.

tin liên quan

Yangon - Thành phố không xe máy
Nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, Yangon là thành phố lớn nhất của Myanmar với mật độ dân cư ngày càng tăng, nhất là sau khi mở cửa hội nhập.
Bogyoke nổi tiếng vì nó là ngôi chợ lớn nhất Yangon, và nó càng nổi tiếng hơn vì nơi đây chuyên các mặt hàng đá quý, với mạng lưới buôn bán “ngầm” giá trị cực cao. Đi cùng một người bạn khá sành về đá, thành ra ngoài việc thỏa sức ngắm nghía những mặt hàng được trưng trong tủ kính các cửa hàng sang trọng, tôi còn có dịp lê la trong những quán trà bên hông chợ, xem những người đàn ông vận longyi (*) dấm dúi đá trong túi áo, chìa cho khách xem và một mực cam đoan rằng: “Nó là hàng thật!”.
Tất nhiên những người đàn ông này đang bán hàng ngoài luồng, một dạng giao dịch “ngầm” khá phổ biến ở khu chợ này. Anh bạn đi cùng sau mấy lần trao đổi và xem đá của vài người thì cho rằng đa số là đồ thật, tuy nhiên giá trị rất thấp vì là đá “dạt”. Và rất dễ dàng để nhận thấy được điều đó, vì họ hét từ hàng trăm USD, chúng tôi trả giá mấy lần thì họ giảm còn 20 - 30 USD cho một viên thạch anh thô ráp...
Đi chợ ở Myanmar1
Tiểu thương ở chợ Taunggyi
Đi chợ ở Myanmar2Người bán hàng ở chợ Bogyoke
Chuyện chợ búa ở Yangon nói riêng và Myanmar nói chung dường như có gì đó rất lạ so với ở VN. Người Miến không thích to tiếng. Hầu hết những khu chợ mà tôi đến ở Myanmar, kể cả chợ trời ở lề đường, đều không nghe thấy tiếng cãi vã, đó thật sự là một điểm rất khác biệt.

tin liên quan

Nhớ tiếng vó ngựa chiều Bagan
Tôi không biết mình còn ám ảnh bởi tiếng vó ngựa của một chiều Bagan buồn tĩnh mịch đến bao giờ. Mỗi khi nghe đâu đó tiếng lộc cộc, tôi lại nhớ Bagan đến nao lòng.
Khu chợ đặc sắc ít du khách biết
Bang Shan (Shan State) là tiểu bang có diện tích lớn nhất trong tổng cộng 14 phân vùng địa lý ở Myanmar, nó được lấy theo tên một tộc người chiếm số đông ở đó, người Shan. Đa phần du khách đến Myanmar thường chỉ từ Bagan đi thẳng lên Mandalay (thành phố lớn thứ 2 Myanmar), hoặc qua hồ Inle, hiếm ai biết rằng có một đô thị tên là Taunggyi, thành phố thủ phủ bang Shan, và lớn thứ 4 ở Miến Điện, với một khu chợ đặc sắc vào bậc nhất ở đất nước này.
Về mặt địa lý, Taunggyi là cửa ngõ chính của con đường huyết mạch dẫn từ Tachilek, nơi biên giới tiếp giáp giữa 3 quốc gia: Thái - Miến - Lào, cũng chính là nơi nổi tiếng với địa danh Tam Giác Vàng lừng lẫy một thời - vương quốc của thuốc phiện. Thế nên, với điều kiện địa lý khá đặc biệt kể trên, Taunggyi có một sự nhộn nhịp không thua kém cố đô Mandalay hay thủ phủ kinh tế Yangon, 2 thành phố mà tôi từng đến. Đặc sắc nhất ở Taunggyi phải kể đến chính là văn hóa của người Shan, mà sự thể hiện cụ thể là ở khu chợ sầm uất nhất Taunggyi, mà cá nhân tôi luôn nghĩ, nó chính là khu chợ lớn nhất ở Miến Điện.
Đi chợ ở Myanmar3
Khất thực buổi sáng ở chợ Bogyoke
Đi chợ ở Myanmar4
Các ni sư khất thực ở chợ Taunggyi
Người Miến ở Taunggyi có một phong thái cởi mở, tiểu thương buôn bán trong chợ đa phần là người Shan bản địa, xen lẫn một số lớn thương gia người Hoa tìm đến làm ăn từ hàng nửa thế kỷ trước. Taunggyi thuận lợi cho việc buôn bán một phần cũng vì nó nằm ở trung tâm cao nguyên Shan, và cạnh hồ nước tự nhiên nổi tiếng của Myanmar, hồ Inle (Inlay). Những điều đó đã tạo nên sự sầm uất và nét đặc trưng rất khác lạ so với những đô thị khác ở Miến Điện. Chợ Taunggyi nổi tiếng với các mặt hàng cá khô, nguyên liệu lấy từ cá ở hồ Inle, và các sản phẩm nông nghiệp từ vùng đất màu mỡ thuộc bang Shan.
Hòa vào sự nhộn nhịp của khu chợ, rất dễ đập vào mắt chúng tôi là những đoàn người đến từ các vùng đất lân cận, họ đi trên những chiếc xe buýt cà tàng với hàng mớ hàng hóa mang theo để trao đổi. Dựa vào quần áo và trang sức, có thể thấy rằng họ đến từ nhiều địa phương khác nhau. Có những người quấn khăn đen, mặc áo choàng nhiều màu, có những phụ nữ trùm cùng một loại khăn sọc màu cam trộn lẫn đen giống hệt nhau. Hàng hóa họ mang theo cũng muôn phần đa dạng, những bao ngũ cốc, những bó vải thổ cẩm, hàng túi các loại dược thảo được bó chặt trên nóc xe; những sọt cá khô đủ loại, những tảng thịt heo và thịt trâu gác bếp thơm nồng mùi khói và rau củ tươi rói mà tôi đoán là được mang đến từ những ngôi làng nổi trứ danh trên hồ Inle.
Chợ Taunggyi cũng như những ngôi chợ khác ở xứ này, tôi bắt gặp một phong thái đĩnh đạc thường thấy, có nghĩa là vẫn tấp nập, nhộn nhịp, nhưng không hề lộn xộn và hỗn loạn. Từng dòng người đổ về chợ trong sự thong thả, họ nói năng, trao đổi, mua bán với nhau từ tốn, nhỏ nhẹ, và có một sự lễ độ nhất định. Khi nhận hay trả lại tiền thối, người Miến thường sử dụng hai tay, hoặc một tay đưa nhận, thì tay còn lại cũng cung vào một cách rất lễ phép, bất kể tuổi tác và vị trí. Một điều rất nhỏ nhặt, mà tôi nhận ra rằng đã trở thành hiếm thấy ở xứ mình.
Niềm tin ở chợ
Ở Myanmar còn có một điểm khá thú vị nữa, là lượng tăng ni, tu sĩ Phật giáo đi vào chợ khất thực rất nhiều, thật ra là có rất nhiều nhóm với tần suất liên tục trong một ngày. Myanmar là một trong những quốc gia hiếm hoi lấy Phật giáo làm quốc đạo. Tuy nhiên, để giữ được một đức tin bền vững như người Miến thật sự cũng hiếm có trên đời. Tất cả cửa hàng trong chợ, nếu có tăng ni đến đứng trước cửa, họ đều mang đồ ra cho, có khi là nắm xôi, vốc gạo, gói thức ăn nhanh, rau củ hoặc đơn giản hơn là tiền. Tùy vào cửa hàng họ kinh doanh gì, họ sẽ cho những thứ tương ứng.
Chúng tôi ngồi lì trong một quán trà nhỏ, và nhìn vào cửa hàng gạo đối diện. Trong một khoảng thời gian ngắn vào buổi sáng, tôi phát hiện rằng, có không dưới 5 lần bà chủ hàng gạo phải bước ra, bằng một thái độ thành kính, bà vốc từng vốc gạo để sẵn trong bao bên cạnh, cho vào túi của các sư. Hoàn toàn thành khẩn và tin tưởng tuyệt đối.

tin liên quan

Myanmar những điều khác lạ
Myanmar từng là đất nước hưng thịnh của châu Á, nhưng mấy chục năm bị cấm vận, Myanmar trở nên lạc hậu đến nao lòng. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.