'Hack' tư duy con người

19/10/2015 05:22 GMT+7

Các chuyên gia Anh - Mỹ chứng minh có thể dùng từ trường để loại bỏ thành kiến và giảm đức tin về tôn giáo, theo một phương pháp gần như “hack” tư duy con người.

Các chuyên gia Anh - Mỹ chứng minh có thể dùng từ trường để loại bỏ thành kiến và giảm đức tin về tôn giáo, theo một phương pháp gần như “hack” tư duy con người.

Giới chuyên gia cho rằng có thể “tẩy não” người nếu nắm được phương pháp hiệu quả - Ảnh: ShutterstockGiới chuyên gia cho rằng có thể “tẩy não” người nếu nắm được phương pháp hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Để làm được điều này, nhóm chuyên gia Đại học York (Anh) và Đại học California tại Los Angeles (UCLA) đã sử dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS). Theo tờ The Telegraph UK, kỹ thuật trên không cần giải phẫu mà lại an toàn để kích hoạt các vùng nhỏ trên não, thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm nghiêm trọng, cũng như đánh giá tổn hại sau chấn thương...
Cuộc nghiên cứu đã phân tích não bộ của 38 sinh viên UCLA xuất thân từ nhiều chủng tộc khác nhau và chia họ thành 2 nhóm. Một nhóm được chiếu đủ năng lượng từ trường như phương pháp TMS để tạm thời “khóa” vùng vỏ não nằm cách trán khoảng vài cen ti mét, có liên quan đến khả năng phát hiện các mối đe dọa và từ đó kích hoạt các phản ứng cần thiết. Trong khi đó, nhóm còn lại chỉ được chiếu một lượng cực thấp từ trường, không gây ảnh hưởng gì đến não bộ. Các chuyên gia đã quyết định tập trung vào phần vỏ não trên, vì nó đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra các bất đồng về nhận thức, khi mà một cá nhân cùng một lúc tiếp nhận từ hai đức tin hoặc lý tưởng trái ngược trở lên.
Thay đổi suy nghĩ
Kế đến, cả hai nhóm tình nguyện đều nhận được câu hỏi với nội dung họ suy nghĩ gì về cái chết, và sau đó là những câu hỏi về tín ngưỡng tôn giáo, cũng như thái độ về dân nhập cư. Kết quả cho thấy những người bị tạm khóa vùng não trước giảm đi niềm tin đối với Thượng đế, thiên thần hoặc thiên đàng đến 32,8% so với lúc bình thường. Họ cũng tỏ vẻ tích cực hơn, tăng 28,5%, khi được hỏi về cảm giác đối với người di dân từng lên tiếng chỉ trích đất nước của mình.
Tiến sĩ Keise Izuma của Đại học York cho hay trước tiên cần phải đề cập đến cái chết vì lúc đó bản năng dựa dẫm của con người về mặt đức tin sẽ được biểu lộ. Về phản ứng đối với dân nhập cư, các chuyên gia cũng cho biết khi áp chế được vùng vỏ não thường hỗ trợ con người phát hiện và phản ứng trước các mối đe dọa, các đối tượng tỏ ra ít có phản ứng tiêu cực hơn khi đối diện những di dân từng lên tiếng chỉ trích chính phủ nước mình.
Các nhà nghiên cứu cho hay phát hiện của họ phù hợp với ý tưởng cho rằng các cơ chế của não, được tiến hóa dựa trên các chức năng phản ứng lại đe dọa, cũng được sử dụng để tạo ra các phản ứng về mặt lý tưởng sống. Một khi điều chỉnh lại những chức năng này, phản ứng của con người cũng có thể trở nên lý tưởng hóa hơn và ít tin vào Thượng đế hơn, theo báo cáo đăng trên chuyên san Social Cognitive and Affective Neuroscience
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.