Phát hiện thêm loài thằn lằn bay cổ đại

14/09/2014 12:15 GMT+7

(TNO) Một nhóm các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại Trung Quốc hóa thạch của một loài bò sát biết bay mới, sống vào Kỷ Phấn trắng cách đây 120 triệu năm. Chúng được đặt tên theo tên con rồng bay trong bộ phim Avatar của đạo diễn James Cameron.

(TNO) Một nhóm các nhà khảo cổ học đã phát hiện tại Trung Quốc hóa thạch của một loài bò sát biết bay mới, sống vào Kỷ Phấn trắng cách đây 120 triệu năm. Chúng được đặt tên theo tên con rồng bay trong bộ phim Avatar của đạo diễn James Cameron.

Hai mẫu vật thằn lằn bay mới phát hiện được đặt tên là Ikrandraco avatar (có nghĩa là "rồng Ikran từ Avatar"), phát hiện ở Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.

Trang Sci-News ngày 13.9 dẫn lời các nhà khoa học cho biết Ikrandraco có sải cánh dài khoảng 2,5 mét. Nó sở hữu một túi cổ họng tương tự như của một con bồ nông và có thể ăn cá nhỏ từ hồ nước ngọt, bay thấp trên mặt nước và bắt con mồi bằng cách lướt hàm dưới của nó vào trong nước.

Theo tiến sĩ Alexander Kellner của Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Brazil, là tác giả của một bài báo công bố trên tạp chí Scientific Reports, loài Ikrandraco không có mào trên đầu như nhiều loài thằn lằn bay khác. Trong khi đó, loài này phía sau đỉnh hàm dưới có cấu trúc móc làm điểm neo cho phần túi dưới cổ họng.

Loài này có những chiếc răng nhỏ và cấu trúc bất thường ở hàm dưới, giống như con vật tưởng tượng trong phim Avatar.

Thời Ikrandraco sống thì hệ sinh thái khá phong phú với khủng long có lông, chim, nhiều loài động vật có vú, ếch, rùa… cùng với nhiều loài thực vật, theo  tiến sĩ Wang Xiaolin của Viện Cổ sinh vật học có xương sống và cổ nhân loại học (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Tạ Xuân Quan

>> Phát hiện loài thằn lằn bay mới
>> Bọ chét hút máu thằn lằn bay
>> Phát hiện giống thằn lằn bay lớn nhất

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.