Mẹo cần làm khi cho người quen mượn tiền, chắc chắn đòi được nợ

13/04/2016 13:35 GMT+7

Theo chuyên gia pháp lý, nếu người cho mượn tiền mà không làm giấy nợ hoặc cũng không có bất cứ bằng chứng hay nhân chứng nào thì khả năng đòi lại được tiền là rất khó.

Theo chuyên gia pháp lý, nếu người cho mượn tiền mà không làm giấy nợ hoặc cũng không có bất cứ bằng chứng hay nhân chứng nào thì khả năng đòi lại được tiền là rất khó. 

Rất khó đòi được tiền nếu cho vay không làm giấy nợ - Ảnh: T.XuânRất khó đòi được tiền nếu cho vay không làm giấy nợ - Ảnh: T.Xuân
Tháng 3 năm 2013 tôi có cho bạn học cùng lớp Đại học mượn 8 triệu đồng, đến nay đã được hơn 3 năm nhưng mỗi lần đòi bạn lại khất và hứa hẹn lần sau. Vì tin tưởng bạn bè nên khi cho bạn mượn tôi không làm giấy tờ mà chỉ nói miệng. Thời gian gần đây tôi nhắn tin nhưng bạn không trả lời, điện thoại cũng không nghe máy.
Xin hỏi luật sư, tôi phải làm sao để đòi lại được 8 triệu đồng? Có thể làm đơn kiện hay không? Tôi xin cảm ơn. (bạn đọc Nguyễn Minh N., TP.HCM hỏi).
Trả lời câu hỏi của bạn N., luật sư (LS) Huỳnh Công Thư (Đoàn LS tỉnh Long An) cho biết rất khó để có thể đòi lại được tiền nếu không có giấy tờ vay mượn và không có người làm chứng.
Tuy nhiên, để đơn khởi kiện của bạn được chấp nhận thì bạn phải có chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có khoản vay này. Chứng cứ phải là các hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. Đối với các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của các tài liệu đó.
“Nếu bạn không có bất cứ chứng từ nào thể hiện có cho bạn của bạn vay tiền thì rất khó để thuyết phục được tòa án nhận đơn và thụ lý đơn kiện của bạn”, LS Thư nhấn mạnh.
Khi cho vay tiền nên làm biên nhận để tránh tranh cãi về sau - Ảnh: T.XuânKhi cho vay tiền nên làm biên nhận để tránh tranh cãi về sau - Ảnh: T.Xuân
Theo đó, thứ tự các việc bạn N. cần làm như sau:
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện (gồm Đơn khởi kiện (theo mẫu), các tài liệu liên quan đến vụ việc, CMND, hộ khẩu (bản sao có sao y) và bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện)
- Nộp hồ sơ tại Tòa án
- Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.
Về án phí theo quy định tại BLTTDS 2004 thì nguyên đơn khởi kiện phải đóng tiền tạm ứng án phí và mức tiền tạm ứng là 50% số tiền án phí. Tiền án phí qui định từ 4.000.000.đồng đến dưới 400.000.000 đồng thì mức án phí sẽ là 4% trên số tiền khởi kiện. Nếu nguyên đơn được Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn sẽ được cho nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã đóng.
Rõ ràng, với các thủ tục khởi kiện như vậy, chắc hẳn nhiều người phải lắc đầu ngán ngẩm, bấm bụng "nuốt trôi cục nợ" nếu số tiền cho mượn là quá nhỏ. 
Do vậy, khi cho người khác mượn tiền dù là số tiền lớn hay nhỏ, tốt nhất nên làm giấy vay mượn, có sao y công chứng, khi giao tiền cũng cần làm biên nhận để tránh trường hợp tranh cãi về sau và nhất là để sau này không rơi vào cảnh vừa mất của vừa mất luôn "tình cảm bạn bè, anh em". 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.