NASA hợp tác cùng NNSA ứng phó với thiên thạch

23/06/2015 14:41 GMT+7

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã hợp tác để cùng chống lại các đe dọa từ không gian. Việc này mở ra khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ứng phó với thiên thạch.

(TNO) Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) đã hợp tác để cùng chống lại các mối đe dọa từ không gian. Việc này mở ra khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ứng phó với thiên thạch, theo The New York Times.

Hình minh họa tiểu hành tinh đâm vào Trái đất - Ảnh chụp màn hình NASA
"Thường thì các cơ quan này chỉ tập trung vào những lĩnh vực của riêng họ, vì thế mà sự hợp tác với nhau dù ở bất kỳ việc gì cũng là điều tốt’", The New York Times dẫn lời ông Bruce Betts, giám đốc các dự án không gian của Hiệp hội Hành tinh (Mỹ), cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng có khoảng 1 triệu tiểu hành tinh đang bay gần Trái đất và có thể lao vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, chỉ rất ít trong số này được phát hiện và theo dõi.
Việc NASA bắt tay với NNSA để tăng cường khả năng phòng vệ thực sự là một bước tiến lớn, ông Kevin Greenaugh, một quan chức cấp cao của NNSA, cho biết.
Vũ khí hạt nhân rất có hiệu quả khi muốn phá hủy các tiểu hành tinh hay sao chổi có kích thước từ 50 đến 150 m. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo các mảnh vỡ thiên thạch có thể khiến tình hình tồi tệ thêm. Vì thế, làm chệch hướng bay của thiên thạch được cho là giải pháp tốt hơn so với phá hủy chúng.
Trong suốt 20 năm qua, NASA đã nỗ lực phát hiện theo cách càng nhiều càng tốt những tiểu hành tinh có kích thước trên 1 km đang đe dọa chúng ta. Những thiên thể này mang sức mạnh phá hủy khủng khiếp và sẽ gây ra thảm họa toàn cầu nếu đâm vào Trái đất. NASA tuyên bố đã xác định 98% số tiểu hành tinh này.
Vệt khói của thiên thạch ở Chelyabinsk (Nga) - Ảnh: AFP
Bằng chứng rõ ràng nhất về mối đe dọa ngoài không gian là vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) hồi tháng 2.2013. Thiên thạch có bề ngang 17 m, nhỏ hơn nhiều so với một tiểu hành tinh. Sức công phá của vụ nổ tương đương 20 đến 30 lần quả bom nguyên tử ở Hiroshima.
Sao chổi và tiểu hành tinh là những tàn tích còn sót lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời. Các tiểu hành tinh thường lớn hơn sao chổi, phần lớn cấu thành từ đá. Chúng tập trung chủ yếu ở vành đai nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nền khoa học hiện đại cho phép tính toán một cách chính xác quỹ đạo bay của chúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.