Người đàn bà nghèo viết văn dưới chân đèo Ngang

31/08/2006 22:03 GMT+7

Kỳ 2: Gian nan đường đến với công chúng 400.000 tiền công biên tập, nộp trước một nửa. Chị đồng ý và về vét toàn bộ vốn buôn cá hầu hết là vay mượn được 200.000 lên nộp. Hết vốn, chị xoay sang nghề gánh nước thuê cho các quán ăn ở thị xã Đông Hà. Mỗi gánh nước được 200 đồng.

Cả tiền ứng trước, 5 tháng sau, khi bản thảo đã được biên tập xong, chị cũng gom được 400.000 để trả tiền công biên tập còn lại và trả nợ cho chủ cá để tiếp tục đi buôn. Xong khâu biên tập, phải đánh máy chữ và tiền công cho mớ bản thảo này là 240.000 đồng ! Hơn 1 tháng sau thì gom đủ. Để in sách phải có giấy phép. Lại thêm 100.000 đồng phí! Cầm giấy phép trong tay, chị trở nên bất lực vì chi phí in lên đến tiền triệu. Cuối năm đó, chị đưa con trở về xã Quảng Hưng (Quảng Trạch) để sinh sống, mở cái quán ăn vặt kiếm sống và nuôi hy vọng in sách.

Dịp may cũng đến. Trong xã có người đàn ông vợ bị bệnh nan y, hay ghé quán ăn, thấy chị tần tảo thì thương, đặt vấn đề sau khi vợ mất sẽ cưới chị. Một đời chồng ngắn ngủi đã nếm đủ mùi đắng cay nên chị không muốn bước đi thêm nữa. Giấc mơ in sách đã buộc chị nghĩ ra một "mưu kế": ra điều kiện cho ông ta nếu góp tiền in sách, chị sẽ chấp nhận lấy ông ta làm chồng, nếu không thì bán sách lãi chia đôi. Ông này đồng ý bỏ 3 triệu đồng. Thế nhưng khi đưa vào nhà in Quảng Bình thì giá thành đã lên 6 triệu. Hợp đồng xong, 1 tháng sau đúng hẹn vào nhận sách, chị ngớ người khi sách chưa in cuốn nào, lãnh đạo nhà in bảo có người ở Hội VHNT tỉnh xuống cản, bảo không được in vì giấy phép của Quảng Trị cấp (?). Sách không in được, vừa lúc đó, giấy phép cũng... hết hạn ! Chị lại quay vào Quảng Trị, mang theo 3 triệu đồng và đi xe đò bị móc túi mất 1 triệu. May giá thành in ở đây lại chỉ có 5 triệu đồng. Phải dùng "thủ thuật" đẩy lùi thời gian hợp đồng in, sách mới in được. 3 triệu còn lại được một đầu nậu đồng ý góp vào lấy sách bán.

500 cuốn sách (dày 220 trang, khổ 13x19) thuộc phần chị được tung ra. Vài tháng sau chị nhận được gần 300 lá thư của độc giả. Chị mừng đến bật khóc. Thế là độc giả đã chấp nhận. Thu được 8 triệu đồng, chị đem trả 3  triệu tiền vốn cho người đàn ông mà chị đã "lừa", chia lãi cho ông ta và còn lại hơn 4 triệu đồng "làm vốn" kiếm ăn và đầu tư cho giấc mộng viết lách.


Gần hai chục bản thảo hàng nghìn trang đã được đánh máy chị viết từ 5 năm nay

Năm 1995, nhà bị giải tỏa, ba mẹ con chị dắt díu nhau ra tận xã Quảng Đông xin đất dựng nhà. Đó là căn nhà nhỏ lợp tôn, xây tạm bợ bằng những viên tap-lô sần sùi, nằm sát bên dưới chân đèo Ngang. Nơi đây không có đất sản xuất vì cắm cây gì cũng không ngóc nổi bởi chỉ toàn đá sỏi. Kế sinh nhai của mẹ con chị là cái quán vặt và đổ nước mui cho xe tốc hành chạy qua. Rảnh việc, chị lao vào viết. Viết khi đang bán quán, về đêm. Bàn viết là chiếc rương cũ kê đầu giường. Những tập bản thảo cả trăm trang ngốn mất khá nhiều tiền giấy và tiền bút xóa. Bữa cơm nào cũng chỉ có rau và nước mắm, hai đứa con chị nói như van xin: "Mạ đừng viết nữa mà tốn giấy. Để tiền đó mà mua con cá về cho tụi con ăn đi". Chị rớt nước mắt vì thương con, nhưng nỗi đam mê lại không dứt ra được.

Năm 2001, nhận được nhuận bút của hai tryện ngắn đăng báo, chị mua được cái tivi nội địa. Một buổi tối, đang xem bộ phim truyện Việt Nam phát trên truyền hình, một ý nghĩ loé lên trong đầu chị: viết kịch bản phim. Để ý kỹ bộ phim, chị nghĩ rằng cứ viết lời kể, rồi lời thoại. Mỗi tình huống truyện, phân ra một cảnh. Nhưng viết rồi biết ai sử dụng sản phẩm của mình ? Hôm sau, ngồi xem ti-vi, chị thấy một vị tướng trả lời phỏng vấn nói giọng miền Trung trong chương trình Văn nghệ Quân đội, đó là thiếu tướng Phạm Hồng Thanh (công tác tại Tổng cục Chính trị). Chị ghi ngay nơi làm việc của thiếu tướng và an tâm rằng sẽ viết thư nhờ ông giúp đỡ vì ít ra cũng hy vọng ông là "đồng hương miền Trung" với chị.

Chị bắt đầu viết kịch bản phim. Đề tài được chọn là cuộc đấu tranh dũng cảm và mưu trí của người dân Cảnh Dương quê hương chị, điển hình hai nhân vật chèo đò đưa bộ đội qua sông (hình ảnh của cha con chị). Gần 3 tháng sau thì xong. Chị mang kịch bản dài 186 trang giấy A4 viết tay, kèm theo bức thư đầy tâm huyết mang ra bưu điện gửi cho thiếu tướng Thanh. Hai tháng sau, chị nhận được bức thư tay của ông Bùi Thanh Minh, công tác tại phòng Văn hóa văn nghệ Quân đội, nội dung: "Chúng tôi đã nhận được kịch bản phim của chị, kịch bản có nội dung tốt, biết dựng chuyện, cuộc sống sống động, có nhiều chi tiết hay".

K.H

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.