Bác sĩ của bạn

19/08/2015 09:36 GMT+7

Mong bác sĩ chia sẻ về việc điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào? Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không?

Mong bác sĩ chia sẻ về việc điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào? Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không?

Tẩy độc tố khỏi cơ thể nhờ uống nhiều nước Uống nước nhiều sẽ tăng lượng nước tiểu làm khó kết tinh sỏi niệu - Ảnh: Shutterstock

Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu khá cao, chiếm từ 5-10% dân số, và chiếm 30% bệnh lý hệ thống thận tiết niệu.

Sỏi tiết niệu là hậu quả của sự lắng đọng các tinh thể Calci hoặc Magnesi Oxalate, Phosphate hoặc Urate tại thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sự lắng đọng này do nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, ra nhiều mồ hôi, ăn uống nhiều calci, rối loạn chuyển hóa, di truyền....
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách thì sỏi niệu có thể không lớn thêm, theo nước tiểu ra ngoài và không gây thêm biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng của sỏi tiết niệu là: xuất huyết do trầy sướt gây tiểu máu vi thể hay đại thể, nhiễm trùng đường tiểu, viêm thận bể thận, ứ mủ thận, suy thận, tăng huyết áp.
Tùy vị trí, kích thước viên sỏi tiết niệu, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như: (1) Điều trị nội khoa, được áp dụng với các sỏi niệu quản nhỏ dưới 0,5 cm: bệnh nhân được cho dùng các thuốc giãn cơ trơn, giảm đau và lợi tiểu, viên sỏi có thể được tống ra ngoài theo nước tiểu; (2) Tán sỏi ngoài cơ thể: sỏi bị vỡ vụn theo nước tiểu ra ngoài. Đây là phương pháp không xâm lấn, hiệu quả; (3)Tán sỏi nội soi với ống cứng hoặc ống mềm; (4) Lấy sỏi thận qua da bằng cách tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi; (5) Phẫu thuật nội soi lấy sỏi; (6) Mổ hở lấy sỏi chỉ định ít hơn và (7) Phẫu thuật bằng robot.
Phòng ngừa sỏi niệu: (1) Uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước suối, nước giải khát và cả bia. Uống nước nhiều sẽ tăng lượng nước tiểu làm khó kết tinh sỏi niệu; (2) Tránh ăn thực phẩm giàu oxalate, purine... như cải bó xôi, củ cải đường, sôcôla, đậu bắp, thịt nội tạng, thịt đỏ... Tránh uống quá nhiều vitamin C (viên canxi C), nước khoáng giàu carbonate... và (3) Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc trị bệnh gút, rối loạn chuyển hóa...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.